Chuyên Đề Toàn bộ tác phẩm của hồ chí minh. đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho môn tư tưởng hồ chí minh!

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH

    Tl số Tên tác phẩm Thời gian Nguồn Ghi chú

    1. Đông Dương 1921 1; 27-28

    2. Phong trào cộng sản quốc tế - Đông Dương 1921 1; 33-36

    3. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ 1924 1; 464-469

    4. Đông Dương (1923-1924) - Cuộc kháng chiến 1924 1; 412-416

    5. Thư gửi đồng chí Pêtơrốp, tổng thư ký Ban Phương Đông 1924 1; 263-264

    6. Đường cách mệnh 1927 2; 259-280

    7. Khổng Tử 1927 2; 452-454

    8. Chánh cương vắn tắt của Đảng 1930 3; 1-2

    9. Sách lược vắn tắt của Đảng 1930 3; 3

    10. Lời kêu gọi 1930 3; 8-10

    11. Những chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt 1939 3; 138-139

    12. Kính cáo đồng bào 1941 3; 197-198

    13. Thư gửi đồng bào toàn quốc 1944 3; 505-506

    14. Tuyên ngôn độc lập 1945 4; 1-4

    15. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945 4; 7-9

    16. Chính phủ là công bộc của dân 1945 4; 22-23

    17. Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng 1945 4; 56-58

    18. Thư gửi đồng bào Nam Bộ 1946 4; 246-247

    19. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946 4; 480-481

    20. Gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng 1947 5; 40

    21. Sửa đổi lối làm việc 1947 5; 229-298

    22. Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc 1948 5; 381-382

    23. Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 1948 5; 504-506

    24. Cần kiệm liêm chính 1949 5; 631-645

    25. Dân vận 1949 5; 698-700

    26. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 1951 6; 171-172,

    174-175

    27. Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh-Liên Việt 1951 6; 181-182

    28. Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951 1952 6; 368-369

    29. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu 1952 6; 490, và

    493-495

    30. Bài nói tại lớp chỉnh đảng trung ương khoá 2 1953 7; 59-63

    31. Thường thức chính trị 1953 7; 201-249

    32. Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu mặt trận Liên-Việt toàn quốc 1955 7; 438-439

    33. Thư gửi đồng bào cả nước 1956 8; 196-198

    34. Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III, và hội nghị sư phạm 1956 8; 224-228

    35. Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc 1957 8; 493-495

    36. Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc Phương Đông 1957 8; 558-573

    37. Đạo đức cách mạng 1958 8; 282-293

    38. Nói chuyện tại nông trường quân đội An Khánh 1959 9; 303-304

    39. Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khoá II của Bộ Công an 1959 9; 447-449

    40. Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I nước VNDCCH 1959 9; 579-597

    41. Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin 1960 10; 126-128

    42. Ba mươi năm hoạt động của Đảng 1960 10; 7-22

    43. Bài nói tại Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hoá quần chúng 1960 10; 59-60

    44. Bài nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận 1962 10; 604-607

    45. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt” 1968 12; 547-559

    46. Trả lời phỏng vấn của C. Fourniau, phóng viên của báo l’Humanité 1969 12; 472-476

    47. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi (trích) 1969 12; 560-561

    48. Di chúc 1965, 1968, 1969 12; 297-500,

    503-505,

    509-512



    Tài liệu số 1

    ĐÔNG DƯƠNG


    Tuy rằng Quốc tế Cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng đáng với nó bằng cách coi nó là thuộc về những vấn đề thời sự khẩn trương nhất, nhưng trong thực tiễn, các ban thuộc địa ở các cường quốc thực dân, cho đến nay, vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, thậm chí các ban này cũng chưa xem xét vấn đề một cách nghiêm túc!

    Sự không hoạt động này thật đáng ngạc nhiên, nhất là khi không còn sự tranh cãi nội bộ trong đảng đã được thanh trừ, và đáng ngạc nhiên khi vấn đề tuyển mộ người thuộc địa lại được chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc của chính quốc nghiên cứu ráo riết. Sự không hoạt động này có lẽ do các đồng chí chúng ta không hiểu biết tình hình chính xác của những xứ bị áp bức. Do vậy, tôi thấy có ích, nếu phác hoạ ngắn gọn ở đây tình hình của một trong những thuộc địa lớn nhất của nước Pháp, là Đông Dương.

    Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa. Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm . Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại.

    Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương. Người Đông Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhưng người Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ. Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai cấp tư sản thực dân và bản xứ - bọn quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của chúng. Người Đông Dương tiến bộ một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy của họ. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.

    Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.


    NGUYỄN ÁI QUỐC


    Tạp chí La Revue Communiste, số 14, tháng 4-1921

    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H., 2002, tập 1 (1919-1924), tr. 27-28






    Tài liệu số 2

    PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

    ĐÔNG DƯƠNG


    Chế độ cộng sản có áp dụng được ở Châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đấy là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay.

    Muốn hiểu vấn đề đó, chúng ta phải xem xét tình hình hiện nay ở lục địa Châu Á về mặt lịch sử và địa lý.

    Lục địa rộng lớn đó có diện tích 80 lần lớn hơn nước Pháp (45.000.000 km2), với dân số gần 800 triệu người, có một cơ cấu chính trị tương đối phức tạp.

    Trong tất cả các nước Châu Á, Nhật Bản là nước duy nhất mắc phải một cách trầm trọng nhất chứng bệnh truyền nhiễm là chủ nghĩa tư bản đế quốc. Từ chiến tranh Nga - Nhật, chứng bệnh đó diễn biến ngày càng nguy kịch, lúc đầu bằng sự thôn tính Triều Tiên, tiếp đấy là sự tham gia vào cuộc chiến tranh "vì chính nghĩa".

    Để ngăn cản nước Nhật trượt dài đến vực thẳm của hiện tượng phương Tây hoá không thể cứu vãn nổi, nghĩa là để phá tan chủ nghĩa tư bản trước khi nó có thể bắt rễ sâu vào quần đảo Nhật Bản, một đảng xã hội vừa được thành lập. Cũng như tất cả các chính phủ tư sản, chính phủ Thiên hoàng đã dùng mọi cách mà chúng có thể để chống lại phong trào đó. Cũng như tất cả các lực lượng công nhân ở châu Âu và châu Mỹ, phong trào công nhân Nhật Bản cũng vừa thức tỉnh. Mặc dù sự đàn áp của chính phủ, phong trào do Đảng Xã hội Nhật Bản lãnh đạo vẫn phát triển khá nhanh.

    Các đại hội đảng bị cấm ở các thành phố Nhật Bản, những cuộc đình công, những cuộc biểu tình của dân chúng vẫn nổ ra.

    Trung Quốc, trước kia và hiện nay vẫn là con bò sữa của tư bản Âu, Mỹ. Nhưng sự thành lập chính quyền của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên ở phía Nam, đã hứa hẹn với chúng ta một nước Trung Hoa được tổ chức lại và vô sản hoá. Có thể hy vọng một cách không quá đáng rằng, trong một tương lai gần đây, hai chị em - nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân - sẽ nắm tay nhau trong tình hữu nghị để tiến lên vì lợi ích của nền dân chủ và nhân đạo.

    Bây giờ, chúng ta hãy đi đến Châu Á đau khổ.

    Nước Triều Tiên nghèo đói đang ở trong tay chủ nghĩa tư bản Nhật. Ấn Độ - xứ Ấn Độ đông dân và giàu có - bị đè nặng dưới ách bọn bóc lột người Anh. May sao, ý chí giải phóng đang làm sôi sục tất cả những người bị áp bức đó, và một cuộc cổ động cách mạng sôi nổi đang lay chuyển tinh thần Ấn Độ và Triều Tiên. Tất cả mọi người đều chuẩn bị một cách từ từ nhưng khôn khéo cho cuộc đấu tranh tối cao và giải phóng.

    Và Đông Dương! Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột, để làm giàu cho một số cá mập! Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt (cứ 10 trường học thì có 1.000 đại lý thuốc phiện chính thức). Người ta bịa đặt ra những vụ âm mưu để cho họ nếm những ân huệ của nền văn minh tư sản ở trên máy chém, trong nhà tù hay đày biệt xứ!

    75 nghìn kilômét vuông đất đai , 20 triệu dân bị bóc lột tàn nhẫn trong tay một nhúm kẻ cướp thực dân, đấy là xứ Đông Dương hiện nay.

    Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào Châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu.

    Người Châu Á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại. Và đây là lý do tại sao:

    Gần 5.000 năm trước đây, Hoàng đế (2.679 trước C.N) đã áp dụng chế độ tỉnh điền: ông chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang. Như vậy sẽ có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong 8 miếng, miếng ở giữa tất cả đều cùng làm và sản phẩm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...