Chuyên Đề Toàn bộ chuyên đề về phát triển bền vững (tài liệu hay, 182 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

    1.1. Khái niệm "phát triển bền vững"

    1.1.1 Lịch sử ra đời của khái niệm

    "Phát triển kinh tế" được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước dù nghèo hay giầu đều đối mặt với những thử thách lớn về môi trường và những vấn đề này lại luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.

    Trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, các nhu cầu của con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn gần như không sao khắc phục được. Ví dụ, con người ta cần không khí sạch để thở nhưng đồng thời lại rất cần ô tô đề đi lại, cần có củi để sưởi nhưng lại rất cần rừng để bảo vệ đất khỏi sói mòn và chống nước mặn xâm nhập hoặc các doanh nghiệp luôn cần sử dụng lao động với giá rẻ lại không có tiếng nói chung với những công nhân luôn cần được trả lương cao để có thể sống tốt hơn .

    Nếu mở rộng phạm vi ra một cộng đồng, một thành phố, một đất nước hay cả hành tinh này, điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia được công nghiệp hoá lại gây ra những trận mưa axít nguy hiểm cho các sông ngòi, hồ ao của các nước khác? .

    Vấn đề đặt ra là loài người sẽ ra quyết định ra sao nếu trong bản thân họ lại luôn có những nhu cầu đối lập, mâu thuẫn nhau? Nhu cầu của ai sẽ được đáp ứng? của người giàu hay người nghèo? của công dân mình hay những người di tản từ nước khác đến? của dân đô thị hay nông thôn? dân nước này hay nước khác? của ta hay là hàng xóm? môi trường hay doanh nghiệp? thế hệ này hay thế hệ sau? .Ai sẽ là người chịu trach nhiệm khi phải thoả hiệp để cân bằng các nhu cầu đối lập nhau?

    Những người quan tâm đến phát triển cho rằng việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai luôn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà thế hệ hiện tại cân bằng các mục tiêu phát triển xã hội, kinh tế và môi trường. Sự cân bằng các nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường trong việc ra quyết định của một thế hệ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của các thế hệ tiếp theo.

    Theo cách đặt vấn đề như vậy, việc ra đời một khái niệm mới, khắc phục sự phiến diện của "tăng trưởng kinh tế' hay "phát triển" là vô cùng cần thiết. Khái niệm "phát triển bền vững" ra đời do:

    - Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự hùng mạnh của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao ở các quốc gia đang đóng góp vào sự thịch vượng và lành mạnh của nền kinh tế thế giới;
    - Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nước luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế có thể có lợi cho tất cả các nước;
    - Tuy nhiên, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường ngày càng trở nên phức tạp và các dữ liệu tin cậy mang tính toàn diện về các lĩnh vực này thường là rất hiếm hoi và khó kiểm soát;
    - Một điều có thể học được từ kinh nghiệm phát triển của nhiều nước là tuy các hoạt động phát triển kinh tế có thể gây ra hậu quả xấu về môi trường, nhưng đồng thời lại giúp giải quyết chúng với những chính sách và thể chế phát triển đúng đắn;
    - Sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng các nhu cầu của con người thế hệ hiện tại mà không gây hiểm hoạ tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai đang là một vấn đề thời sự tác động đến tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

    1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững

    Viêc sử dụng khái niệm "phát triển" thay thế "tăng trưởng kinh tế" từ lâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GNP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm "phát triển" liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản, và đời sống tinh thần . Sự chú trọng vào tính bền vững cuả phát triển đã đưa ra các nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát triển dài lâu trong tuơng lai. Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lực phát triển trong lịch sử chỉ mang lại lợi ích trước mắt.

    Từ khi "phát triển" trở thành một khái niệm có giá trị thay thế "tăng trưởng kinh tế", chưa có một sự thống nhất nào để đi đến một định nghĩa chung về phát triển. Tuy nhiên, có một sự đánh giá chung nhất là những gì tạo nên phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu xã hội - vốn là chủ trương của các cơ quan phát triển, chính phủ, các nhà phân tích hoặc các chuyên gia. Nếu coi phát triển là một vectơ thể hiện các mục tiêu xã hội mong muốn thì những yếu tố của vectơ này có thể sẽ bao gồm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...