Tài liệu Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÒA ÁN NHÂN DÂN

    1. Chức năng

    - Trong BMNN, TAND là CQ duy nhất có chức năng xét xử và xét xử là chức năng duy nhất của TAND. Xét xử là hoạt động trung tâm, biểu hiện tập trung nhất quyền tư pháp, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hoạt động tư pháp.

    - Chỉ có TA mới có thẩm quyền xét xử những vụ án HS, DS, HN&GD, LĐ, KT, HC và giải quyết những việc khác theo quy định của PL.

    - Do kết quả xét xử của TAND mà cơ quan, t/c, cá nhân đc hưởng các quyền hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Bản án, QĐ của TA có tính bắt buộc với bị cáo hoặc các đương sự nên HĐXX 4 TA có trình tự, thủ tục nghiêm ngặt.

    - Việc XX của TA có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ vc pháp lý.

    - HĐXX là 1 hoạt động sáng tạo 4 các thẩm phán và hội thẩm nhân dân.

    - HĐXX của TA có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Vai trò đó thể hiện ở chỗ:

    + TA là CQ thay mặt Nhà nước xử lý các HVVPPL đảm bảo cho PL được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

    + Trong xử lý các HVVPPL có sự tham gia của nhiều CQ nhà nước khác nhau nhưng TA là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng có hiệu lực thi hành đối với các VPPL.

    + Thông qua hoạt động bảo vệ PL, TA là phương tiện hữu hiệu nhất để các chủ thể PL bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, TA là biểu tượng của công lý, của công bằng, lẽ phải, của việc tuân thủ pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

    II. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

    1. Chức năng

    1.1. Chức năng công tố: Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố (quyền buộc tội) để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. VKSND là cơ quan duy nhất được Quốc hội giao cho chức năng thực hành quyền công tố mà các cơ quan # k thể thay thế. Theo đó, phạm vi chức năng thực hành quyền công tố của VKSND bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực PL hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của PL tố tụng HS.

    1.1. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước do Quốc hội giao cho VKSND nhằm bảo đảm pháp chế trong toàn bộ hoạt động tư pháp. Đối tượng của kiểm sát các hoạt động tư pháp chính là hành vi, hoạt động, xử sự của các chủ thể tiến hành và các chủ thể tham gia hoạt động tư pháp. Nội dung của chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp bao gồm tất cả những quyền năng pháp lý do luật định mà VKS được sử dụng để phát hiện các vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm đối với các chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia hoạt động tư pháp gồm:

    - Kiểm sát vc tuân theo PL trong vc điều tra các VAHS của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành 1 số hoạt động điều tra, VD: của BCA, QP, Kiểm lâm (điều tra của CQ này)

    - Kiểm sát XX các vụ án HS

    - Kiểm sát vc giải quyết các VADS, HN&GD, HC, KT, LĐ và những vc # theo quy định của PL

    - Kiểm sát vc thi hành án

    - Kiểm sát vc tạm giữ, tạm giam, quản lý và GD ng chấp hành án phạt tù.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...