Tiểu Luận Tòa án công lý quốc tế - Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Tòa án công lý quốc tế

    Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa là yêu cầu hàng đầu đặt ra với mỗi quốc gia kèm theo đó là sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, tồn tại một cách tất yếu như mặt trái của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia là tranh chấp quốc tế cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng đòi hỏi phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là giải quyết thông qua cơ quan tài pháp quốc tế. Không giống với các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế khác, giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là cách thức giải quyết tranh chấp bằng phương pháp, thủ tục tư pháp. Về tổng thể các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu ở ba dạng là Tòa án Quốc tế, Trọng tài quốc tế và cơ quan tài phán được thành lập trong khuôn khổ tổ chức quốc tế mà trong phạm vi bài tiểu luận này em xin đề cập đến dạng thức đầu tiên đó là Tòa án công lý quốc tế.
    Nội dung
    I. Khái quát chung về Tòa án quốc tế (The International Court of Justice – ICJ)
    Tiền thân của Tòa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ) là Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (The Permanent Court of International Justice – PCIJ) – vốn là tòa án của Hội Quốc Liên ra đời vào năm 1922. Tòa PCIJ tồn tại cùng với sự tồn tại của Hội Quốc Liên cho tới khi UN được thành lập và ICJ ra đời thay thế cho PCIJ vào năm 1946.
    Tòa án Công lý quốc tế được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ Chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án Công lý quóc tế gồm 70 điều được coi là một phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc. Trụ sở của ICJ đặt tại La Hay, Hà Lan.
    1. Thành phần, cơ cấu tổ chức của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)
    Tòa án Công lý quốc tế gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch khác nhau. Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bầu với nhiệm kỳ 9 năm và cứ mỗi năm bầu lại 1/3 số thẩm phán. Tiêu chuẩn để bầu thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế căn cứ vào năng lực cá nhân, tương quan vị trí địa lý và đại diện cho các hệ thống pháp luật trên thế giới. Thẩm phán của tòa không được đảm nhiệm chức vụ chính trị, hành chính hoặc nghề nghiệp nào trong thời gian đương nhiệm. Bên cạnh các thẩm phán, khi phiên tòa mở ra, các bên tranh chấp có thể lựa chọn các thẩm phán ad hoc. Thẩm phán ad hoc là thẩm phán do một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề cử tham gia Hội đồng xét xử.
    Các phụ thẩm có thể được tòa lựa chọn hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nhằm mục đích tranh thủ thêm sự đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tòa, nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật. Ban thư ký đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên lien lạc giữa tòa và các bên tranh chấp.
    2. Chức năng của Tòa án Công lý quốc tế ( ICJ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...