Tiến Sĩ Tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục học ở đại học theo tiếp cận năng lực

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 1/3/14
    Chỉnh sửa cuối: 1/3/14
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Mục lục . ii
    Danh mục viết tắt v
    Danh mục bảng . vi
    Danh mục biểu đồ . vii


    MỞ ĐẦU 1
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 5
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5
    10. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 6

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 7
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
    1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 13
    1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 20
    1.2.1. Hình thức tổ chức dạy học ở đại học. 20
    1.2.2. Xêmina trong dạy học ở đại học. 22
    1.2.3. Năng lực. 24
    1.2.4. Tiếp cận năng lực. 27
    1.2.5. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực. 27
    1.3. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 28
    1.3.1. Dạy học ở đại học theo tiếp cận năng lực. 28
    1.3.2. Hình thức xêmina trong dạy học ở đại học theo tiếp cận năng lực. 31
    1.3.3. Tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục học ở đại học theo tiếp cận năng lực 35
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 52

    Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
    53
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 53
    2.1.1. Mục đích khảo sát 53
    2.1.2. Đối tượng khảo sát 53
    2.1.3. Nội dung khảo sát 53
    2.1.4. Phương pháp khảo sát 53
    2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 53
    2.2.1. Thực trạng học tập môn GDH của SV 53
    2.2.2. Thực trạng nhận thức về xêmina và xêmina trong dạy học môn Giáo dục học theo TCNL 58
    2.2.3. Thực trạng tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực 70
    2.2.4. Đánh giá thực trạng. 78
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 85

    Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 86
    3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP. 86
    3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đào tạo. 86
    3.1.2. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú của SV 86
    3.1.3. Đảm bảo khả năng ứng dụng. 87
    3.1.4. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. 87
    3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 87
    3.2.1. Xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực. 87
    3.2.2. Xác lập quy trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL 96
    3.2.3. Hướng dẫn sinh viên một số kĩ thuật tham gia xêmina. 104
    3.2.4. Thiết lập điều kiện hỗ trợ để tổ chức xêmina. 120
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 125

    Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 126
    4.1. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM . 126
    4.1.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 126
    4.1.2. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm 128
    4.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 132
    4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 1. 132
    4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 2. 138
    4.2.3. Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp tổ chức thực nghiệm 143
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4. 146

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 147
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC . 1PL


    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người về mọi mặt, đòi hỏi mỗi người phải thực sự năng động, sáng tạo và có những phẩm chất, năng lực thích hợp. Vì vậy, Bộ GD và ĐT đã xác định là cần tập trung cải tiến giảng dạy và học tập ở các ngành, bậc học, cấp học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học, xem đây là một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 một lần nữa khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
    Đối với các trường đại học sư phạm - nơi đào tạo nguồn nhân lực giáo dục có trình độ cao cho đất nước càng cần thiết phải nâng cao chất lượng cho phù hợp với nhu cầu nhân lực hiện nay. Trong đó, chỉ thị 15 của Bộ GD và ĐT đã nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên”. Vì vậy, ứng dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá học tập, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV trong dạy học đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tương lai đang là một nỗ lực lớn của các trường sư phạm.
    Khi nghiên cứu về các hướng tiếp cận mới trong đào tạo, tiếp cận năng lực là một hướng tiếp cận chú ý đến phát triển khả năng người học theo chuẩn đầu ra nhằm giúp cho quá trình dạy học thực sự đạt hiệu quả. Hướng tiếp cận này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. DH theo TCNL, mục tiêu học tập của môn học được mô tả thông qua các NL. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Tổ chức DH định hướng NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
    Xêmina là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học nhằm phát huy vai trò tích cực, độc lập của SV; đồng thời giúp cho SV bước đầu tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành một cán bộ có trình độ nghiên cứu. Bởi vậy, việc tổ chức xêmina trong DH ở đại học là vô cùng quan trọng, cần thiết và phù hợp với những yêu cầu về đổi mới dạy học hiện nay ở các trường ĐHSP hướng vào phát triển NL cho người học.
    Môn GDH là một trong những môn nghiệp vụ góp phần không nhỏ trong quá trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm. Thực tế, SV chưa xác định mục tiêu hợp lí, chưa có nhu cầu và hứng thú với môn GDH, chưa có khả năng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tri thức GDH vào thực tiễn. Việc vận dụng tri thức GDH để rèn luyện và nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hầu hết các trường đại học sư phạm đã chuyển sang chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và thường xuyên quan tâm tới việc đổi mới PPDH cũng như việc sử dụng các HTTCDH nhằm bồi dưỡng khả năng tư duy độc lập cho SV. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH thể hiện những ưu thế nổi bật và phù hợp với dạy học đại học hiện đại nhưng vẫn chưa được GV quan tâm nên chưa phát huy được hiệu quả tích cực của hình thức xêmina là góp phần đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học có khả năng nghiên cứu và tự nghiên cứu.
    Nghiên cứu về các hình thức tổ chức xêmina ở đại học được đề cập từ khá lâu và đã có những kết quả nhất định về lí luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực và các biện pháp tổ chức xêmina theo tiếp cận năng lực để phục vụ cho quá trình dạy học đại học ở các trường sư phạm thì chưa có đề tài nào đề cập đến.
    Dựa trên những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục học, từ đó xác định các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH ở đại học, góp phần rèn luyện năng lực nghề cho SV theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hình thức tổ chức dạy học ở đại học
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Dạy học ở đại học theo TCNL là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm phát triển năng lực cho người học. Xêmina là một HTTCDH ở ĐH cũng cần phải hướng vào phát triển NL cho người học. Tuy nhiên, hiện nay xêmina theo hướng phát triển NL cho SV chưa được GV tổ chức có hiệu quả. Nếu xây dựng được các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học sư phạm theo TCNL như: xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL, xác lập quy trình và hướng dẫn SV kỹ thuật tổ chức xêmina, đồng thời thiết lập điều kiện hỗ trợ để tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL thì sẽ phát huy được vai trò tích cực của SV, kích thích SV hứng thú với môn học, say mê nghiên cứu khoa học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH, phát triển ở SV những NL nghề đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
     
Đang tải...