Tiểu Luận Tổ chức xã hội - Bài tập cá nhân 2 Luật Hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 2 Luật Hành chính – Tổ chức xã hội

    Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kết hợp cùng xu thế hội nhập quốc tế mà các quyền tự do, dân chủ của công dân ngày càng được chú trọng, mở rộng trên nhiều lĩnh vực, được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Việc ghi nhận “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật “ [1] tại Điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã trở thành cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội ở Việt Nam.
    Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.” [2] Như vậy, tổ chức xã hội đã đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam thực hiện quyền lực chính trị đồng thời giúp cá nhân phát huy tính năng động, tự chủ, tích cực chính trị, tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Ví dụ như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, đoàn luật sư, tổ dân phố, Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung dấu hiệu đặc điểm như cùng chung nghề nghiệp ví dụ Hội Kiến trúc sư, Hội nhà báo, hoặc cùng chung mục đích, lý tưởng như Đảng Cộng sản Việt Nam,
    Xét dưới góc độ chính trị, tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân, là nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, tăng cường sự thống nhất, ổn định về tư tưởng chính trị, tạo điểu kiện để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội. Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động với mục đích chính trị là không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân, với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng; nhằm đạt được mục tiêu giữ vững độc lập, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Xét dưới góc độ kinh tế, xã hội, tổ chức xã hội là bộ phận góp phần tăng cường khả năng hoạt động kinh tế của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển đất nước. Đồng thời, các tổ chức xã hội còn nâng cao tinh thần, ý thức pháp luật, xây dựng lối sống văn minh cho nhân dân bằng cách thức tuyên truyền, giáo dục, giúp Nhà nước duy trì hoạt động quản lý. Ngoài ra, thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, điều đó cũng thể hiện sự tăng cường khả năng hoạt động kinh tế – xã hội của công dân.
    Mỗi tổ chức xã hội có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, về cơ bản, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định để phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm cơ bản của tổ chức xã hội bao gồm:
    Thứ nhất, các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên. Nguyên tắc tự nguyện được thể hiện rõ nét trong tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội. Về mặt tổ chức, tính tự nguyện biểu hiện qua việc thành lập, gia nhập hay giải thể, ra khỏi tổ chức hoàn toàn dựa trên ý chí của công dân. Nhân dân có quyền tự do lựa chọn, quyết định tham gia hay không vào một tổ chức xã hội khi thỏa mãn các điều kiện nhất định của tổ chức xã hội đó. Ví dụ: “ Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...