Chuyên Đề Tổ chức viện kiểm sát và viện công tố trên thế giới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Viện kiểm sát Cộng hòa Liên bang Nga
    Trước đây, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát ở Liên Xô có vị trí độc lập, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các cơ quan hành pháp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội và hệ thống Tòa án. Mục đích của việc thực hiện chức năng kiểm sát là để đảm bảo pháp luật được tuân thủ, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Từ đó, cấu trúc của Viện kiểm sát Nga về cơ bản được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay và được khẳng định trong các Hiến pháp năm 1936, 1977, 1993 và Luật Liên bang về Viện kiểm sát Liên bang Nga năm 1995.
    Hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga gồm có: Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga; Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương; Viện kiểm sát các thành phố, quận, huyện và các Viện kiểm sát ngang cấp với chúng; các Viện kiểm sát chuyên trách như Viện kiểm sát trong lĩnh vực giao thông, Viện kiểm sát bảo vệ môi trường .
    Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga lãnh đạo. Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga. Giúp việc cho Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có một Phó Tổng kiểm sát trưởng thứ nhất và một số Phó Tổng kiểm sát trưởng. Trong Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga thành lập Ủy ban kiểm sát. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga là cơ quan tư vấn. Trong cơ cấu Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga gồm có: các tổng cục, các cục, các vụ, viện và các phòng, ban chức năng.
    Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương do kiểm sát viên các nước cộng hòa, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang, các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương lãnh đạo. Giúp việc cho kiểm sát viên các nước cộng hòa, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang, các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương có một cấp phó thứ nhất và một số cấp phó khác. Tương tự như cơ cấu Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga, trong cơ cấu của Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương có Ủy ban kiểm sát, với vai trò là cơ quan tư vấn.
    Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và cấp tương đương do kiểm sát viên thành phố, quận, huyện và cấp tương đương lãnh đạo. Giúp việc cho kiểm sát viên thành phố, quận, huyện và cấp tương đương có một cấp phó thứ nhất và các cấp phó khác. Ngoài ra, theo quyết định của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga, trong cơ cấu của Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và cấp tương đương có thể có các phòng, ban.
    1.2. Viện kiểm sát nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
    Từ khi lãnh đạo cách mạng thành công và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 1949), Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Từ đó đến nay, mặc dù có những thăng trầm nhưng Trung Quốc vẫn trung thành với những nguyên lý cơ bản theo mô hình các nước xã hội chủ nghĩa trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
    Bộ máy nhà nước của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà đại diện là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) và ở địa phương là Đại hội đại biểu nhân dân địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp). Chính phủ được xác định là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất. Tòa án là cơ quan xét xử và Viện kiểm sát là cơ quan giám sát pháp luật. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao đều do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra, theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và chịu trách nhiệm trước cơ quan này.
    Ở Trung Quốc, Viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc lập. Viện kiểm sát được coi là cơ quan tư pháp chứ không phải là cơ quan hành pháp, và do vậy, Chính phủ và Bộ Tư pháp không có chức năng giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tương tự như vậy, Viện kiểm sát địa phương không chịu sự giám sát của cơ quan hành chính ở địa phương nhưng lại chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
    Điều 129 Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: Viện kiểm sát nhân dân Trung hoa là cơ quan giám sát pháp luật của Nhà nước. Điều 130 Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp, Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát nhân dân chuyên ngành khác. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Trung Hoa quy định hệ thống, cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát như sau:
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất, có chức năng giám sát pháp luật và lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương các cấp và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện chức năng giám sát pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật được đúng đắn và thống nhất.
    Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm Văn phòng; Ban Chính trị; Tổng cục chống tham ô hối lộ; Vụ kiểm sát hình sự; Vụ kiểm sát giam giữ; Vụ kiểm sát hành chính, dân sự; Vụ kiểm sát khiếu nại, tố cáo; Vụ kiểm sát thi hành án; Trung tâm thông tin; Vụ kiểm sát vận tải đường sắt; Cục kỹ thuật kiểm sát; Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật; Cục thanh tra; Cục giáo dục rèn luyện cán bộ; Cục đối ngoại; Cục kế hoạch tài vụ và trang thiết bị; Cục quản lý hành chính sự vụ; Cục cán bộ lão thành. Ngoài ra, còn có các đơn vị trực thuộc như: Nhà xuất bản kiểm sát, Báo kiểm sát, Viện nghiên cứu lý luận kiểm sát, Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật kiểm sát, Học viện bồi dưỡng cán bộ kiểm sát cao cấp Trung Quốc
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập Ủy ban kiểm sát. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chế độ làm việc tập thể, thảo luận các vụ án quan trọng và các vấn đề quan trọng khác, dưới sự chủ trì của Viện trưởng. Ủy ban kiểm sát quyết định theo đa số. Nếu ý kiến của Viện trưởng khác với ý kiến của đa số về các vấn đề quan trọng có thể báo cáo ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân quyết định.
    Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, ủy viên ủy ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên, thư ký, cảnh sát tư pháp và các nhân viên hành chính, nhân viên hậu cần, kỹ thuật.
    - Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương: Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương gồm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương (cấp thứ 2); Viện kiểm sát nhân dân thành phố thuộc tỉnh, châu tự trị (cấp thứ 3); Viện kiểm sát nhân dân huyện, khu trực thuộc thành phố (cấp cơ sở).
    Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương thành lập ủy ban kiểm sát. Ủy ban kiểm sát thực hiện chế độ làm việc tập tập thể, quyết định theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nếu ý kiến của Viện trưởng khác với ý kiến của đa số về các vấn đề quan trọng có thể báo cáo Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...