Chuyên Đề Tổ chức viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp năm 1992, luật kiểm sát nhân dân và những vấn đề đặt r

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 1992, LUẬT KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    1.1. Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta theo Hiến phá
    p năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
    Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp một cách triệt để, toàn diện hơn để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tổ chức quyền lực nhà nước cần phải được đổi mới mạnh mẽ theo hướng quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phân nhiệm rành mạch, cụ thể giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Và do đó, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng cần được phân định lại cho hợp ‎lí‎ hơn. Một trong những nội dung về cải cách tư pháp được thể chế trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) là sự điều chỉnh một bước về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Theo đó, Viện kiểm sát thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội; đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường chức năng thực hành quyền công tố và ghi nhận chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.
    Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp, ghi nhận cụ thể, rõ ràng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời phân định rõ phạm vi hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Về cơ bản, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn này cũng giống như giai đoạn trước. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ có thay đổi nên tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cũng có một số thay đổi. Cụ thể là: giải thể Vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tương ứng là giải thể các phòng và bộ phận làm công tác này ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; thực hiện việc giải thể các Phòng điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và như vậy chỉ còn tồn tại Cục điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, thành lập mới Cục thống kê tội phạm ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tương ứng là thành lập các Phòng thống kê tội phạm ở Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố.
    1.2. Những vấn đề đặt ra về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay
    Tổ chức bộ máy của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân dân hiện được tổ chức theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, cụ thể như sau:
    Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 22 đơn vị trực thuộc gồm các cục, vụ, viện, và tương đương và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Phân hiệu Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, được chia thành ba khối cơ bản sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...