Tiểu Luận Tổ chức và quy trình thẩm định văn bản Quy phạm pháp luật

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời nói đầu
    Phần 1: Khái quát về công tác thẩm định văn bản QPPL
    1. Khái niệm thẩm định văn bản QPPL
    2. Vai trò của công tác thẩm định văn bản QPPL
    3. Cơ quan thẩm định văn bản QPPL
    4. Đối tượng, phạm vi nội dung thẩm định văn bản QPPL
    Phần 2: Tổ chức và quy trình thẩm định văn bản QPPL
    1. Hồ sơ thẩm định
    2. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định
    3. Phân công thẩm định
    4. Tổ chức thẩm định
    5. Tổ chức thẩm định trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định
    6. Chuẩn bị báo cáo thẩm định và nội dung báo cáo thẩm định
    7. Ký, gửi báo cáo thẩm định và lưu trữ hồ sơ thẩm định
    8. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thẩm định
    9. Kinh phí hỗ trợ thẩm dịnh và chế độ chi tiêu tài chính
    Kết luận

    Phần I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

    1. Khái niệm:
    Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động thuộc quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm nhận xét, đánh giá về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành. Thẩm định văn bản cũng đưa ra những nhận xét về chất lượng của văn bản thông qua việc đánh giá về nội dung và kỹ thuật soạn thảo văn bản. Đồng thời, cơ quan tiến hành thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cũng đưa ra những ý kiến và đề xuất biện pháp giải quyết đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
    2. Vai trò của công tác thẩm định:
    Công tác thẩm định là một khâu không thể thiếu được của quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Mục đích của thẩm định văn bản là "thẩm tra" và "giám định" những vấn đề cơ bản, quan trọng trực tiếp liên quan đến chất lượng và kỹ thuật của văn bản được thẩm định. Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản (đối với văn bản nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và quyết định, thông tư, chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) hoặc trước khi Chính phủ xem xét, thông qua để trình Quốc hội (đối với văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội) hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội (đối với văn bản pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội) xem xét, ban hành.
    3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật:
    Đối với các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do các Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân công chủ trì soạn thảo, nghị quyết, nghị định của Chính phủ thì các văn bản đó được gửi đến Bộ Tư pháp để tiến hành thẩm định khi trình Chính phủ xem xét văn bản đó.
    Đối với các văn bản luật, pháp lệnh do cơ quan khác, các tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Chính phủ gửi đến Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi tổng hợp, hoàn chỉnh ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ về văn bản luật, pháp lệnh nói trên.
    Đối với các văn bản thông tư, quyết định, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì trước khi trình ký ban hành, văn bản đó phải được tổ chức pháp chế của Bộ, ngành đó thẩm định.
    Đối với các văn bản nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch thì trước khi các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan ký ban hành, các tổ chức pháp chế của từng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đó phải tiến hành thẩm định về mặt pháp lý.
    Trong trường hợp các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ được phân công cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải thành lập Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia về luật pháp và các nhà chuyên môn để tiến hành thẩm định văn bản nói trên.
    4. Đối tượng, phạm vi nội dung thẩm định:
    4.1. Những hình thức văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục thẩm định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...