Tài liệu tổ chức và quản lý sản xuất

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh bàn nhiều về lý luận tổ chức cách mạng. Bên cạnh các tổ chức chính trị, đoàn thể và xã hội, Người quan tâm đến “cách tổ chức công hội”, dành cho công nhân và “tổ chức dân cày” dành cho nông dân.

    Qua nội dung và cách trình bày của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy nổi bật vấn đề: muốn làm cách mạng thành công, tất yếu phải tổ chức lực lượng cách mạng và thường xuyên giáo dục tư cách và đạo đức cách mạng. Dù là hình thức tổ chức nào, quy mô lớn nhỏ ra sao, thì cũng phải đầy đù ba yếu tố: mục đích, biện pháp và tổ chức thực hiện.

    Đối với kinh tế, tổ chức sản xuất cũng là nhân tố rất quan trọng, cũng là tổ chức lực lượng – lực lượng sản xuất, và trong quá trình đó tất yếu hình thành các mối quan hệ- quan hệ sản xuất, trong đó quan trọng là mối quan hệ giữa những người lao động với nhau và với bộ máy quản lý. Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đó, đã lựa chọn hợp tác xã làm hình thức tổ chức sản xuất căn bản, chuẩn bị cho cuộc cách mạng về kinh tế khi dành được độc lập dân tộc.Theo Người, hợp tác xã là mầm mống, vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, của chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã có bốn loại hình: hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua, hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã bán; tức là tất cả các hoạt động kinh tế đều có thể tổ chức thành hợp tác xã và giữa bốn loại hình hợp tác xã này có mối quan hệ tác động lẫn nhau chặt chẽ.



    Việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã, Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm và hoàn cảnh đặc thù của nền kinh tế- xã hội Việt Nam. Sau này, ngày 11 tháng 4 năm 1946, trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

    “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.

    Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”.

    Như vậy, vấn đề sống còn của một đảng cách mạng là xác định đường lối, trong đường lối kinh tế, việc xác định cơ cấu kinh tế là quan trọng, tức là xác định vai trò và tỉ lệ của các ngành kinh tế trong nền kinh tế. Việc xác định náy đúng hay không đúng, hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế, đến mục tiêu cần đạt tới của cách mạng. Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, phần “Về phương diện kinh tế”, Hồ Chí Minh xác định:

    “Mở mang công nghiệp và nông nghiệp”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...