Tiến Sĩ Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập
    Định dạng file word

    MỤC LỤC



    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
    CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP . 11
    1.1. Vai trò và đặc điểm của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 11
    1.1.1. Vai trò của rau xanh và sản xuất rau xanh 11
    1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 12
    1.2. Những vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 18
    1.2.1. Khái niệm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau 18
    1.2.2. Nội dung tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với ngành hàng rau trên
    địa bàn tỉnh . 20
    1.2.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau 28
    1.2.4. Lý thuyết về chuỗi giá trị trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau . 32
    1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
    tiêu thụ rau 41
    1.3.1. Nhóm nhân tố về thị trường . 41
    1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 43
    1.3.3. Nhóm nhân tố về công nghệ và kỹ thuật 44
    1.3.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý ngành rau 45
    1.3.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với ngành rau 46
    1.3.6. Nhóm nhân tố khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 48
    1.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
    trong điều kiện hội nhập và những yêu cầu đặt ra . 49
    1.4.1. Những cơ hội và sự thuận lợi đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
    trong điều kiện hội nhập 49
    1.4.2. Những yếu tố thách thức và khó khăn đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ
    rau trong điều kiện hội nhập 50
    1.4.3. Những yêu cầu đặt ra trong tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
    thụ rau trong điều kiện hội nhập 51
    1.5. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong tổ chức và quản lý
    sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau 52
    1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau của một số
    nước trên thế giới 52
    1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Việt Nam 58
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ
    BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
    NHẬP 63
    2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến tổ
    chức và quản lý sản xuất rau ở tỉnh Thái Nguyên 63
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 63
    2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên 66
    2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tổ
    chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 71
    2.2. Thực trạng về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái
    Nguyên 74
    2.2.1. Chính sách, chủ trương của Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên về tổ
    chức và quản lý ngành hàng rau 74
    2.2.2. Khái quát tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên . 79
    2.2.3. Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 85
    2.2.4. Tổ chức và quản lý sản xuất rau 90
    2.2.5. Tổ chức và quản lý chế biến rau 98
    2.2.6. Tổ chức và quản lý tiêu thụ rau 100
    2.2.7. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau 108
    2.2.8. Khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau . 112
    2.2.9. Hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau 113
    2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
    tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập 123
    2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương, giải pháp tổ chức và quản lý
    của tỉnh Thái Nguyên đối với ngành rau 123
    2.3.2. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý sản xuất rau 124
    2.3.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý chế biến rau . 126
    2.3.4. Đánh giá chung thực trạng tổ chức và quản lý tiêu thụ rau . 127
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
    QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP . 129
    3.1. Những quan điểm, căn cứ, định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác tổ
    chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều
    kiện hội nhập . 129
    3.1.1. Quan điểm về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh
    Thái Nguyên . 129
    3.1.2. Những căn cứ chủ yếu để tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 131
    3.1.3. Định hướng và mục tiêu tổ chức, quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
    ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 137
    3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến,
    tiêu thụ rau của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 139
    3.2.1. Tổ chức và quản lý quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau . 139
    3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngành hàng rau . 144
    3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý sản xuất rau 145
    khẩu rau 145
    3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý công nghiệp chế biến rau 149
    3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm rau . 152
    3.2.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành rau 157
    3.2.7. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác khuyến nông
    phục vụ ngành rau . 158
    3.2.8. Hoàn thiện chính sách và biện pháp vĩ mô . 161
    3.2.9. Đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau . 168
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 180
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Việt Nam là một trong số các quốc gia có lợi thế về phát triển nông sản trong
    đó có ngành hàng rau. Nhưng trên thực tế sản phẩm rau chưa đáp ứng được nhu cầu
    tiêu dùng ngày càng cao của từng vùng, vẫn phải vận chuyển từ các vùng xa xôi của
    đất nước, hoặc phải nhập khẩu rau. Trong điều kiện nước ta đang từng bước hội
    nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ
    nông sản nói chung; tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau nói riêng
    trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng như trên phạm vi cả nước đang được đặt ra
    cấp thiết bởi những bất cập của hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
    thụ rau chủ yếu tự phát, manh mún, chắp vá, tính liên kết chưa cao, chưa đáp ứng
    được các yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.
    Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vai trò rất quan trọng. Rau là một
    trong những loại thực phẩm có giá trị và là mặt hàng thiết yếu của con người. Việc
    tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh
    nhằm sắp xếp, bố trí và phối hợp các chủ thể sản xuất một cách hợp lý, khai thác lợi
    thế các nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực sẽ
    đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu tổng
    kết thực tiễn một cách đồng bộ về hệ thống tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu
    thụ rau trên địa bàn tỉnh, đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy ngành
    hàng rau phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đang trong quá trình đẩy nhanh tốc độ đô
    thị hóa và công nghiệp hóa, trên địa bàn Tỉnh nhiều khu đô thị, khu công nghiệp đã
    hình thành, có nhiều trường học và khu du lịch . Tất cả các yếu tố đó làm cho nhu
    cầu tiêu dùng rau trong Tỉnh ngày càng cao. Trong những năm qua, sản xuất nông
    nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực,
    trong đó ngành rau cũng có những bước tăng trưởng không ngừng cả về diện tích
    sản xuất, chủng loại và sản lượng rau cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên công tác
    tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau còn nhiều bất cập cần được khắc
    phục và điều chỉnh: Chất lượng sản phẩm rau chưa được quan tâm; các quy trình kỹ
    thuật sản xuất rau an toàn vẫn chưa được áp dụng thường xuyên và phổ biến; sản
    xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; công nghiệp chế biến rau
    còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành; vấn đề tiêu thụ các
    sản phẩm rau trong Tỉnh và hướng tới xuất khẩu trong điều kiện hội nhập còn gặp
    phải khó khăn và thách thức; công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ
    ngành rau chưa được đầu tư đúng mức; công tác tổ chức và quản lý của nhà nước
    đối với ngành rau, việc xây dựng các cơ chế chính sách nhà nước đối với ngành rau
    còn nhiều bất cập và vướng mắc cần phải được xem, giải quyết. Để tổ chức và quản
    lý tốt ngành hàng rau thì việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức và quản lý sản xuất, chế
    biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập” là cần
    thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã
    hội, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao giá trị
    sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân.
    2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
    Các tác giả Nicolas Bricas, Paule Mousier và Vincent Baron [103, tr.14-27]
    ở Pháp, với đề tài "Nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn" trong
    đó có sản phẩm rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được tăng lên rất
    nhiều khi sản phẩm được bán trên thị trường so với giá trị sản phẩm đó được bán
    ngay tại vườn. Kết quả nghiên cứu về tiêu dùng và nhận thức về thị trường rau, đã
    chỉ ra sự đặc trưng về việc tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường
    của người dân tại đây.
    Kết quả nghiên cứu của Chung, H.W. và Kim, I.S [104] ở Hàn Quốc cho
    thấy Chính phủ Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá rau
    thông qua các hợp đồng sản xuất và thu mua rau đối với nông dân hoặc hình thức
    nhập khẩu rau. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm
    thế nào để người nông dân sản xuất ra những loại rau phù hợp với yêu cầu và sở
    thích của người tiêu dùng và làm thế nào để người nông dân giảm giá thành sản
    xuất rau, đứng vững được trong cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    Tác giả Darmawan và cộng sự [105, tr.144-150] ở Inđônêxia, trong nghiên
    cứu đã chỉ ra những khó khăn trong quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở
    Inđônêxia là do sự quan liêu của chính quyền quản lý, buông lỏng trong quản lý,
    thiếu thông tin thị trường, thiếu các quy định về quản lý, thiếu chính sách phát
    triển rau. Để giải quyết khó khăn trên tác giả cho rằng Inđônêxia muốn phát triển
    sản xuất rau thì công tác khuyến nông đối với cây rau cần được quan tâm được
    chú trọng hơn; chính quyền địa phương cần phải xây dựng hệ thống dịch vụ thông
    tin thị trường về rau, dịch vụ này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông
    dân, tư thương và người tiêu dùng.
    Tác giả S. R. Subramanian và S. Varadarajan [114] ở Ấn Độ, cho thấy chính
    sách của Ấn Độ là tập trung nghiên cứu phát triển giống chống chịu phù hợp với
    từng vùng, cung cấp giống tốt, nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch thích
    hợp để giảm tỉ lệ hư hao, chính phủ cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần
    thiết và trang thiết bị phục vụ chế biến rau.
    Các nhà nghiên cứu ở Mailaixia cho rằng [109, tr197-230] tổ chức sản xuất
    rau phân tán, manh mún, diện tích đất trồng rau nhỏ hẹp không tập trung đã gây khó
    khăn cho việc thu gom sản phẩm rau mang đi tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm
    ảnh hưởng đến doanh thu của người sản xuất rau và người phân phối lưu thông, lạm
    phát làm cho giá rau tăng hơn so với mức lạm phát chung. Để điều chỉnh giá rau thì
    cần điều chỉnh thị trường bán buôn rau như tăng cường các giao dịch thị trường,
    tăng khối lượng rau giao dịch, tăng nguồn cung ứng rau, ổn định cung rau thông qua
    kế hoạch quy hoạch sản xuất và dự trữ rau, giảm chi phí sản xuất rau, cải tiến hệ
    thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn (RAT).
    2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
    Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm 2002
    đã tập trung nghiên cứu đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu
    sản xuất đến tiêu dùng" [93]. Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả
    Việt Nam. Đề tài tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất
    khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ
    của dân cư Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hóa.
    Nhìn chung đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên
    suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên
    cứu tổ chức và quản lý mang tính chất quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với SX-CB-
    TT rau trong điều kiện Việt Nam hội nhập; vai trò điều hành của các cơ quan chức
    năng Nhà nước thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
    PGS.TS. Trần Khắc Thi [71] và cộng sự trong nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và
    công nghệ bảo quản, chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu", năm 2003. Đây là
    công trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và
    sản phẩm chủ lực, xác định giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau. Đề tài cũng
    đưa ra một số quy trình công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho
    xuất khẩu, đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau,
    phát triển vùng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công tác quy
    hoạch ngành hàng rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành hàng và các can thiệp của
    hệ thống chính sách phát triển SX-CB-TT rau chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
    TS.Bùi Thị Gia [25] trong nghiên cứu "Những biện pháp chủ yếu nhằm phát
    triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội" năm 2001, đã tập trung nghiên cứu một số lý
    luận về phát triển rau, nghiên cứu thực trạng phát triển rau và đề xuất một số biện
    pháp phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ
    trong một huyện, tập trung nghiên cứu vào các biện pháp phát triển rau và tại thời
    điểm đó nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên cần có những
    nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn trên phạm vi một tỉnh gồm cả về sản
    xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập.
    TS.Trương Đức Lực [46] trong nghiên cứu "Phát triển công nghiệp chế biến
    rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập" năm 2006, đã khái quát một số lý
    luận về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó
    tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp rau quả,
    phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam, đề xuất
    một số biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả trước những yêu
    cầu hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào phát
    triển công nghiệp chế biến rau quả nên cần có những nghiên cứu tổng thể hơn bao
    gồm từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế
    quốc tế hiện nay ở nước ta.
    TS.Hoàng Bằng An [1] trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở
    Hà Nội" năm 2008, đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở
    các đô thị lớn, nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội và đề
    xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ (SX-TT) rau nhằm đáp ứng nhu
    cầu rau xanh ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu
    mới tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực SX-TT rau xanh tại thủ độ Hà Nội nên
    cần có những nghiên cứu tiếp theo ở góc độ nhìn rộng hơn, trên khía cạnh tổ chức
    và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập trên địa bàn
    một tỉnh.
    PGS.TS. Ngô Thị Thuận và Trần Công Thắng [81] trong nghiên cứu "Báo cáo
    nền ngành rau quả Việt Nam " năm 2003, đã đưa ra một bức tranh chung về ngành rau
    quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển
    vọng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại như: năng lực
    sản xuất, sản lượng rau thấp so với các nước khác trong khu vực, sự phát triển sản xuất
    rau trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của người dân, năng suất rau trồng
    của Việt Nam còn thấp; cơ cấu chi phí và giá cả cao; chất lượng thấp; tính đa dạng của
    sản phẩm rau còn ít . Từ đó nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên
    đầu tư nghiên cứu về rau quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển
    thị trường, xúc tiến thương mại, cải cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông
    tin, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đây là một báo cáo ngành hàng rất công
    phu của Việt Nam, đề cập ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tới tiêu dùng.
    Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập
    thì chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều.
    Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên cứu và được
    công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh
    khác của loại chủ đề nghiên cứu về ngành hàng rau. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ
    chức và quản lý SX-CB-TT rau trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh
    mới của nền kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh
    tranh ngày càng quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm rau thì
    chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa yêu cầu của tổ chức
    và quản lý SX-CB-TT rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo yêu cầu về
    nâng cao chất lượng sản phẩm, những nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng
    rau, tìm các biện pháp gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm rau, gia tăng liên kết giữa
    các khâu sản xuất-chế biến-tiêu thụ rau, vấn đề VSATTP, phân tích hiệu quả kinh tế
    (HQKT) của ngành hàng rau, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, tìm các biện
    pháp quản lý nhà nước có tầm chiến lược lâu dài để phát triển ngành hàng rau một
    cách nhanh và bền vững cũng chưa được đề cập đến nhiều.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    3.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất,
    chế biến và tiêu thụ rau, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
    tác tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái
    Nguyên trong điều kiện hội nhập theo hướng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
    3.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận trên lĩnh vực tổ
    chức và quản lý ngành hàng rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác tổ chức và quản lý sản xuất,
    chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Đánh giá rõ sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và
    quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất các định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
    tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm
    đáp ứng nhu cầu rau xanh, rau chế biến cho người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và
    đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về tổ chức và quản lý sản
    xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về
    tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong điều
    kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu ở 4 đơn vị hành chính thuộc
    tỉnh Thái Nguyên được chọn làm điểm nghiên cứu là Thành phố Thái Nguyên, huyện
    Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên. Các điểm nghiên cứu này là đại diện cho
    các vùng sinh thái và có quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau lớn, người nông dân có
    kinh nghiệm trong ngành hàng rau. Luận án cũng tập trung chọn một số cơ sở SX-CB-
    TT rau như hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại, để nghiên cứu.
    + Phạm vi thời gian: số liệu và các tư liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập
    trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay. Số liệu điều tra hộ, hợp tác xã, trang
    trại, doanh nghiệp, cơ sở chế biến rau, người tiêu dùng tập trung vào năm 2010 là
    chủ yếu. Các giải pháp đề xuất đến 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phép duy vật biện
    chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Hai phương pháp trên được coi là
    phương pháp luận để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, luận
    án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
    - Các phương pháp tiếp cận:
    + Tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng rau được sử dụng xuyên suốt trong việc
    phân tích ba khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, được sử dụng ở các hoạt động
    nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong ngành hàng rau
    được sử dụng một cách linh hoạt, trong đó tác giả có đề cập đến phương pháp tiếp
    cận toàn cầu, tiếp cận quốc gia, tiếp cận vùng đối với ngành hàng rau, phân tích,
    xem xét sự liên kết giữa ba khâu SX-CB-TT rau, cách thức để ngành hàng rau ở
    một địa phương xâm nhập vào thị trường rau trong khu vực và thế giới.
    + Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng ở các khâu, các hoạt động nghiên
    cứu. Khi nghiên cứu tác giả luận án sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh nông
    thôn (RRA), phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) để tiếp
    cận vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đàm thoại, gặp gỡ các
    hộ, trang trại, doanh nghiệp, các chủ cơ sở SX-CB-TT rau, các cán bộ quản lý tại
    địa phương, các cơ sở hỗ trợ dịch vụ sản xuất rau để thu thập những thông tin và
    nhận xét về những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương,
    phân tích thực trạng SX-CB-TT rau, đời sống người dân; những cơ hội, sự thuận
    lợi, tiềm năng; những khó khăn thách thức nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình
    tổ chức và quản lý ngành hàng rau của tỉnh.
    + Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng


    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ



    1. Lưu Thái Bình (2006), Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả
    kinh tế sản xuất rau an toàn ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn số 3+4 tháng 2 năm 2006, trang 15-19.
    2. Lưu Thái Bình (2006), Thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở huyện Đồng Hỷ,
    tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6 kỳ 2 tháng 3
    năm 2006, trang 51-54.
    3. Лу Тай Бинь (2009), Характеристика международного рынка
    овощей, Труды молодых ученых, Изд-во Воронежского государственного
    университета, Воронеж. 2009, В. 1-2, стр. 59-63.
    4. Lưu Thái Bình (2010), Tổ chức tiêu thụ sản phẩm rau trên địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 17 tháng 12 năm
    2010, trang 29-33.
    5. Lưu Thái Bình (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở tỉnh Thái
    Nguyên, Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 38 tháng 03 năm 2011, trang 79-84.
    6. Lưu Thái Bình (2012), Quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở
    tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 175(II)
    tháng 01 năm 2012, trang 21-28.
    7. Lưu Thái Bình (2012), Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng rau và cách
    thức thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn số 3 kỳ 1 tháng 02 năm 2012, trang 3-9.
    8. Luu Thai Binh (2012), Enhancement of participating capacity of Viet Nam

    гуманитарных и естественных наук. Февраль 2012. № 2(37). p. 90-96.
    9. Lưu Thái Bình (2012), Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tham gia của
    Việt Nam vào chuỗi giá trị rau toàn cầu, Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh số
    01 năm 2012.
    10. Lưu Thái Bình (2012), Tổ chức và quản lý nhà nước đối với ngành hàng
    rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số
    5 kỳ 1 tháng 03 năm 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...