Tiểu Luận Tổ chức và quản lý Công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, CTCP ngày càng được quy định đầy đủ và rõ ràng hơn. Với những ưu điểm của mình, CTCP ngày càng phát triển mạnh hơn và phát huy ưu thế trong nền kinh tế thị trường. Loại hình doanh nghiệp này được đánh giá là có cơ cấu quản lý chặt chẽ nhất, có sự phân quyền rõ ràng nhất và cơ cấu tổ chức quản lý chịu sự chi phối, quyết định của cấu trúc vốn đặc thù. Từ luận điểm đó, bài tiểu luận lựa chọn đề tài: "Tổ chức và quản lý CTCP theo pháp luật Việt Nam hiện hành" để làm rõ hơn nữa vấn đề này.

    B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1. Khái niệm công ty Cổ phần
    Công ty cổ phần là một loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Điều 77 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định:
    "Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
    a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
    c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghịa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này"
    Như vậy bằng cách liệt kê những đặc điểm của CTCP, Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra khái niệm về CTCP.



    MỤC LỤC
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
    1. Khái niệm công ty Cổ phần 1
    2. Khái niệm quản lý công ty Cổ phần 1
    3. Nguyên tắc quản lý Công ty cổ phần 2
    II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 2
    1. Đại hội đồng cổ đông - cơ quan đại diện cho cổ đông và có quyền quyết định cao nhất trong công ty 3
    1.1. Khái niệm ĐHĐCĐ và thẩm quyền của ĐHĐCĐ 3
    1.2. Thẩm quyền và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ 4
    1.3 Điều kiện hợp lệ, thể thức tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định tại ĐHĐCĐ 5
    2. Hội đồng quản trị - cơ quan quản lý công ty 7
    2.1. Chức năng và thẩm quyền của HHĐQT 7
    2.2. Nhiệm kì và số lượng thành viên HĐQT 8
    2.3. Chủ tịch Hội đồng quản trị 8
    2.4. Nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định của HĐQT 9
    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc - cơ quan điều hành công ty 10
    4. Ban kiểm soát - cơ quan giám chuyên trách của công ty 11
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 14
    C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...