Luận Văn Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIÊM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 4


    1.1 Khái quát chung về Viện kiểm sát nhân dân 4


    1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp .4


    1.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 .4


    1.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980 .6


    1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 .6


    1.1.1.4 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay 7


    1.1.2 Vị trí pháp lý và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy


    nhà nước 8


    1.1.2.1 Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân 8


    1.1.2.2 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân 9


    1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy


    nhà nước 10


    1.1.3.1 Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân 10


    1.1.3.2 Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân 10


    1.1.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân 11


    1.1.4.1 Nguyên tắc tập trung lãnh đạo thống nhất trong ngành .12


    1.1.4.2 Nguyên tắc độc lập không lệ thuộc vào bất kỳ một cơ quan nào ở


    địa phương .12


    1.1.5 Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân .13


    1.1.5.1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao .13


    1.1.5.2 Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh .14


    1.1.5.3 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 14


    1.1.5.4 Các Viện kiểm sát quân sự .14


    1.2 Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 14


    1.2.1 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .14


    1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .14


    1.2.1.2 Cơ cấu nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 15


    1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .16

    1.2.2.1 Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 16


    1.2.2.2 Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự 17


    1.2.2.3 Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật 18


    1.2.2.4 Kiểm sát việc thi hành án 18


    1.2.2.5 Kiểm sát việc giam giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người cấp hành hình phạt tù 19


    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI, TÍNH BẾN TRE .21


    2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Trí, tỉnh Bên Tre .21


    2.2 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Trì, tỉnh Bến Tre 21


    2.2.1 Cơ cấu tổ chức .21


    2.2.1.1 Bộ phận kiểm sát hình sự 22


    2.2.1.2 Bộ phận kiểm sát thi hành án 22


    2.2.1.3 Bộ phận kiểm sát dân sự - khiếu tố .22


    2.2.1.4 Bộ phận văn phòng .22


    2.2.2 Cơ cấu nhân sự .22


    2.2.2.1 Viện trưởng 22


    2.2.2.2 Phó Viện trưởng .23


    2.2.2.3 Kiểm sát viên 24


    2.2.2.4 Kiểm tra viên và chuyên viên .24


    2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 25


    2.3.1 Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự 25


    2.3.1.1 Trong giai đoạn điều tra 25


    2.3.1.2 Quyết định việc truy tố .28


    2.3.1.3 Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 28


    2.3.2 Kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự - khiếu tố .30


    2.3.2.1 Trong lĩnh vực dân sự .30


    2.3.2.2 Trong lĩnh vực khiếu tố 31


    2.3.3 Kiểm sát việc thi hành án .31


    2.4 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre vói một số cơ quan khác 32


    2.4.1 Với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ba Tri .32

    2.4.2 Với Ban chấp hành công đoàn cơ sở Viện kiếm sát 33


    2.4.3 Với cơ quan điều tra - công an huyện Ba Tri 33


    2.4.4 Với Tòa án nhân dân huyện Ba Tri .34


    2.4.4.1 Trong lĩnh vực hình sự .35


    2.4.4.2 Trong lĩnh vực dân sự .35


    2.4.5 Với cơ quan thi hành án huyện Ba Tri 35


    2.4.6 Với Hội đồng nhân dân huyện Ba Tri .36


    2.4.7 Với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên 36


    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN


    DÂN HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE TRONG NĂM 2008 - THÀNH TỰU - HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HƯỚNG HOÀN THIỆN 37


    3.1 Kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh


    Bến Tre trong năm 2008 .37


    3.1.1 Trong lĩnh vực hình sự .37


    3.1.1.1 Kiểm sát điều tra 37


    3.1.1.2 Kiểm sát xét xử 38


    3.1.1.3 Kiểm sát giam giữ .39


    3.1.2 Trong lĩnh vực dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại 39


    3.1.2.1 Án dân sự .39


    3.1.2.2 Án hôn nhân gia đình .39


    3.1.2.3 Án hành chính 40


    3.1.2.4 Án lao động 40


    3.1.2.5 Án kinh doanh thương mại .40


    3.1.3 Trong lĩnh vực thi hành án .41


    3.1.3.1 Hình sự .41


    3.1.3.2 Dân sự 41


    3.1.4 Trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo .42


    3.2 Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2009 42


    3.2.1 Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự 43


    3.2.2.1 Kiểm sát điều tra 43


    3.2.2.2 Kiểm sát xét xử 43


    3.2.2.3 Kiểm sát giam giữ 43


    3.2.2 Kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, thi hành án và khiếu tố 44


    3.2.2.1 về án dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại 44


    3.2.2.2 về thi hành án 45

    3.2.2.3 về khiếu tố .46


    3.3 Những thành tựu đạt được của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri,


    tỉnh Bến Tre trong thời gian qua 46


    3.3.1 về vấn đề tổ chức cơ quan .46


    3.3.2 về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan 47


    3.3.3 về vấn đề đào tạo kỹ năng cho cán bộ - kiểm sát viên 47


    3.3.4 về điều kiện làm việc và sinh hoạt .47


    3.3.5 về vấn đề chi tiêu tài chính nội bộ .48


    3.3.6 về hoạt động nghiệp vụ .48


    3.4 Những hạn chế, khó khăn trong công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bên Tre và kiến nghị phương hướng hoàn thiện .49


    3.4.1 về kết quả công tác kiểm sát 49


    3.4.1.1 Hạn chế 49


    3.4.1.2 Kiến nghị hướng hoàn thiện 49


    3.4.2 Vấn đề điều phối cán bộ kiểm sát .50


    3.4.2.1 Hạn chế 50


    3.4.2.2 Kiến nghị hướng hoàn thiện 51


    3.4.3 Vấn đề quyền lợi của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .52


    3.4.3.1 Hạn chế 52


    3.4.3.2 Kiến nghị hướng hoàn thiện 52


    3.4.4 Vấn đề bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự 53


    3.4.4.1 Hạn chế 53


    3.4.4.1 Kiến nghị hướng hoàn thiện 53


    3.4.5 Vấn đề phối hợp công tác với các cơ quan liên quan 54


    3.4.5.1 Hạn chế 54


    3.4.5.2 Kiến nghị hướng hoàn thiện .55


    KẾT LUẬN .56


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài


    Trong hệ thống các cơ quan tư pháp nước ta, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp có chức năng thực hành quyền công tố đồng thời kiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp khác. Đây là chức năng riêng biệt của Viện kiểm sát nhân dân và chức năng này được quy định trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như Luật tố chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.


    Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo thống nhất trong ngành, độc lập không lệ thuộc vào bất kỳ một cơ quan nào ở địa phương và được phân thành ba cấp: trung ương, tỉnh và huyện. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của ba cấp kiểm sát được quy định cụ thể, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp ở trung ương và các địa phương yà thực hành quyền công tố nhà nước; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp ở cấp mình và thực hành quyền công tố ở cấp mình; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ như Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhưng giới hạn ở địa phương mình. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là cấp cơ sở của ngành kiểm sát, là cơ quan nắm rõ nhất tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương, vì vậy hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm sát.


    Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Ben Tre là cơ quan tư pháp trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre. Từ khi được thành lập và bắt đầu hoạt động đến nay, Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác, nổi bật là việc được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba vào năm 1997, bên cạnh đó, cũng có khá nhiều ý kiến phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình vi phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp trên địa bàn huyện dẫn tới tình trạng oan sai cho người dân. Đe tìm hiểu rõ hơn công tác kiểm sát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ đó phát hiện ra những ưu, nhược điểm và đề xuất những kiến nghị góp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện hiện nay, người viết xin chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    Vấn đề tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là trong công cuộc cải cách tư pháp của nước ta hiện nay. Có rất nhiều sách báo, tài liệu và các bài viết về vấn đề này, tuy nhiên các bài viết này hàu hết đều đề cập đến một vấn đề nhất định về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân nói chung, còn vấn đề tổ chức và hoạt động của một Viện kiểm sát cụ thể thì ít được đề cập đến. Để nghiên cứu về vấn đề này, chủ yếu người viết dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ - Kiếm sát viên Viện kiếm sát nhân dân cấp huyện, đồng thời dựa trên sự quan sát những vấn đề thực tiễn phát sinh qua tìm hiểu về tình hình hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận về Viện kiểm sát nhân dân của các nhà nghiên cứu, các tài liệu về nghiệp vụ kiểm sát và qua thực tiễn, người viết đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện mà cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Ben Tre, nêu lên những thành tựu đạt được đồng thời rút ra những hạn chế, vướng mắc từ đó kiến nghị phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.


    4. Giói hạn nghiên cứu đề tài


    Đề tài giới hạn trong việc phân tích cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về vấn đề tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, đồng thời tìm hiểu về tình hình hoạt động thực tế của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ở đây, người viết không đi sâu phân tích chức năng của Viện kiểm sát nhân dân huyện mà chủ yếu tìm hiểu về vấn đề tổ chức và hoạt động của cơ quan, từ đó nêu lên một số hạn chế, khỏ khăn trong quá trình hoạt động của cơ quan và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề này.


    5. Ý nghĩa của đề tài


    Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được bổ sung vào những lý luận về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trò của ngành kiểm sát trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trật tự xã hội. Đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc tìm hiểu về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Ben Tre, qua đó nhận xét và đưa ra những ý kiến đóng góp tạo điều kiện để cơ quan thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ công tác của mình.

    6. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kết hợp với việc tìm hiểu quá trình hoạt động thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Ben Tre, từ đó so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ vấn đề tổ chức và hoạt động của cơ quan này.


    7. Kết cấu đề tài


    Nội dung đề tài được trình bày đi từ phần lý luận chung về Viện kiểm sát nhân dân và những quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đến vấn đề tổ chức thực tế của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri và cuối cùng là vấn đề hoạt động thực tiễn. Theo đó, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:


    - Chương 1: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.


    - Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba


    Tri, tỉnh Bến Tre.


    - Chương 3: Kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong năm 2008 - Thành tựu - Hạn chế và kiến nghị phương hướng hoàn thiện.


    Do tính phức tạp của đề tài cùng với những hạn chế về khả năng, trình độ và điều kiện trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu nên đề tài vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...