Thạc Sĩ Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang (Luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Luận văn Thạc sỹ: Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang (Luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính công 2012 với đầy đủ Phụ lục, bảng tóm tắt, số liệu .).

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

    Chính quyền địa phương ở Việt Nam có 3 cấp đó là: Tỉnh, huyện và xã. Trong đó, cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, gần dân nhất, đồng thời là nơi trực tiếp triển khai những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; Đảm bảo cho các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Chính vì vậy, chính quyền cấp xã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam.
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X, có nêu: “Chính quyền xã có Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách xã, quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng, hộ tịch, trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ.”

    Như vậy, trong hệ thống chính quyền của Nhà nước ta, chính quyền cấp xã có vị trí rất quan trọng ở cơ sở, đây là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, có chức năng quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng. Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, vai trò của chính quyền địa phương là đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân, vì dân vững mạnh. Do cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất, gần dân nhất, có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương, phát huy mọi khả năng của mình để xây dựng địa phương vững mạnh, nên chính quyền xã, phường mạnh hay yếu việc làm của cấp xã tốt hay không tốt, đúng hay sai điều tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần có khi ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của người dân, đến lòng tin của nhân dân đến Đảng và Nhà nước.

    Trong thời gian vừa qua, chính quyền cấp xã đã thực hiện khá tốt vai trò nhiệm vụ của mình, nhưng vẫn còn ở một vài địa phương, chính quyền cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém, như: công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã còn hạn chế, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, kỷ cương của một bộ phận cán bộ công chức còn yếu kém, năng lực trình độ chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến năng lực quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời nó còn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân trong địa phương, từ đó nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã không được nhân dân hưởng ứng, ngược lại còn có những thái độ và hành động đi ngược lại với những chủ trương, chính sách đó.

    Vì vậy, việc chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản lý Nhà nước, đó là nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân, giải pháp nhằm củng cố và nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang để đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài
    Luận văn tập trung việc tổng hợp và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các hoạt động tổ chức và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; các vấn đề liên quan đến việc sử dụng, bố trí, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng. Qua đó, nhằm tìm ra những nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã đảm bảo phù hợp với những nhiệm vụ, yêu cầu phát triển trong thời gian tới.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
    Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã rất rộng và đa dạng nên trong phạm vi của khoá luận tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu một số hoạt động có tác động trực tiếp đến tổ chức bộ máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã từ năm 2005 đến nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực tổ chức và trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về khoa học tổ chức nhân sự, khoa học quản lý; các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.
    - Luận văn sử dụng và kết hợp các phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp qui nạp, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia.

    5. Những đóng góp của luận văn
    Về mặt lý luận, đối với chính quyền cấp xã đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã. Vì vậy, luận văn này chỉ nhằm hoàn thiện hơn về mặt lý luận đối với chính quyền cấp xã, và trong thực tế ở những vùng, miền khác nhau, có những phong tục, tập quán sinh sống khác nhau, do vậy cần phải xác định được những mấu chốt của vấn đề trong xây dựng và cũng có chính quyền ở cơ sở vừa phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vừa phù hợp với thực tế địa phương, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới hiện nay; luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách ở tỉnh An Giang.

    6. Kết cấu của luận văn

    Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 689"]
    [TR]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LỜI NÓI ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN NỘI DUNG[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
    [/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã.[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Về xây dựng Hội đồng nhân dân xã.[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2. Về xây dựng Ủy ban nhân dân xã. [/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Hệ thống chính quyền cấp xã ở nước ta từ năm 1945 đến trước khi có Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
    [/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay.
    [/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những đặc điểm, nguyên tắc làm việc, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hệ thống chính quyền địa phương.
    [/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.1. Những đặc điểm của Ủy ban nhân dân cấp xã[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2. Nguyên tắc làm việc Uỷ ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Uỷ ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.4. Các mối quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.5. Chế độ hội họp, giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.6. Quản lý và ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]39[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân trong hệ thống chính quyền cấp xã.
    [/TD]
    [TD]42[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.1. Trong lĩnh vực kinh tế.[/TD]
    [TD]42[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp.
    [/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.3. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.[/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao.[/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương.
    [/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.6. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.7. Trong việc thi hành pháp luật.[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH AN GIANG[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Khái quát vị trí địa lý, tự nhiên, dân số.[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang.
    [/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.
    [/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh An Giang.[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang trong thời gian vừa qua.
    [/TD]
    [TD]60[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1. Mặt đạt được.[/TD]
    [TD]60[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Những hạn chế.[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.[/TD]
    [TD]68[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3.3. Một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH AN GIANG
    [/TD]
    [TD]71[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh An Giang nói riêng và ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về ủy ban nhân dân các cấp trong đó có những quy định chi tiết, cụ thể đối với ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]81[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.4. Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở cấp xã.[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.5. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.6. Củng cố mối quan hệ của Ủy ban nhân dân cấp xã với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào việc giám sát các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã.[/TD]
    [TD]91[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]96[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD]99[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Tổ chức – Cán bộ chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), (2000), Chính quyền xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    2. Báo cáo tổng kết chương trình Cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010.
    3. GS.TS Hoàng Chí Bảo (Chủ biên), (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.
    4. GS.TSKH Vũ Huy Từ, (2002), “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước.
    5. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    6. Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    7. Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    8. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    9. Học viện hành chính Quốc gia, (2003), Hành chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    10. Luật bầu cử Hội đồng nhân dân, 2003.
    11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Hội đồng nhân dân, 2010.
    12. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, 1994.
    13. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, 2003.
    14. Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ qui định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp.
    15. Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính Phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
    16. Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    17. Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
    18. Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
    19. Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ quy định về mức lương tối thiểu chung.
    20. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, (1997), Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương, Nxb Đồng Nai.
    21. Phạm Kim Dung, (2005), Tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    22. Phạm Tấn Linh, (2005), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh.
    23. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Qui định tiêu chuẩn cụ thể đối vói cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    24. Quyết định số 23/2012 ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn.
    25. Quyết định số 32/2004/QĐ-BTC ngày 6/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính qui định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn.
    26. Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định chức danh và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách và lực lượng công an, quân sự các xã, phường, thị trấn, khóm ấp trên địa bàn tỉnh An Giang
    27. Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
    28. Tỉnh uỷ An Giang, (2010), “Nghị quyết Đại hội lần thứ IX”.
    29. TS. Đặng Quốc Tiến, (2002), “Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
    30. TS. Đinh Văn Mậu – TS. Lê Kiếm Thanh (chủ biên), (2002), Cẩm nang công tác chính quyền cấp xã, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
    31. TS. Lê Chi Mai, (2002), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, (20).
    32. TS. Nguyễn Trọng Điều (2002), “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý một yêu cầu bức thiết trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước.
    33. TS. Trần Nho Thìn, (2000), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    34. TS. Trần Thị Thanh Thủy, TS. Đặng Khắc Ánh, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) Hỏi – đáp về lãnh đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã – Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    35. TS. Vũ Đức Đán, (2002), “Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở”, Tạp chí quản lý nhà nước.
    36. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    37. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    38. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...