Luận Văn Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long - Trà Vinh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long - Trà Vinh

    CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO
    QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 3
    1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN . 3
    1.1. Sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân . 3
    1.2. Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân . 5
    1.3. Các nguyên tắc tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân 6
    1.3.1 Thẩm phán các tòa án theo chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (trừ
    Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bải nhiệm 6
    1.3.2. Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân của các tòa án theo chế độ bầu
    hoặc cử 7
    1.3.3. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số 7
    1.3.4. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân thủ theo hiến
    pháp và pháp luật 8
    1.3.5. Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định . 8
    1.3.6. Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật . 9
    1.3.7. Tòa án phải đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ, quyền và lợi
    ích hợp pháp của đương sự . 9
    1.3.8. Tòa án đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được dùng tiếng nói, chữ
    viết của dân tộc mình trước tòa án 10
    1.3.9. Chánh án tòa án nhân dân các cấp đặt dưới sự giám sát của các cơ quan
    quyền lực Nhà nước cùng cấp . 10
    2. HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 10
    2.1. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân tối cao 11
    2.1.1. Cơ cấu tổ chức . 11
    2.1.2. Cơ cấu nhân sự 11
    2.2. Cơ cấu tô chức tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương . 12
    2.2.1. Cơ cấu tổ chức 12
    2.2.2. Cơ cấu nhân sự 12
    2.3. Cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện, quận và trung ương 134
    2.3.1. Cơ cấu tổ chức 13
    2.3.2. Cơ cấu nhân sự . 13
    2.4. Cơ cấu tơ chức tòa án quân sự 13
    2.4.1. Cơ cấu tổ chức . 13
    2.4.2. Cơ cấu nhân sự 13
    3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN. 14
    3.1. Chức năng của tòa án nhân dân 14
    3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân . 15
    3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao . 15
    3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
    ương . 17
    3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
    thuộc tỉnh 18
    3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án quân sự các cấp 18


    Chương 2 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
    CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH . 19
    1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH . 19
    2.TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ
    VINH 21
    3.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
    HUYỆN CÀNG LONG 21
    3.1.Chức năng . 21
    3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Càng Long . 23
    3.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
    Trà Vinh . 24
    3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Càng Long
    tỉnh Trà Vinh 24
    3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Càng Long
    tỉnh TràVinh . 25
    3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
    Trà Vinh . 255
    3.2.5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kế tóan Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
    Trà Vinh . 25
    4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA NHÂN DÂN HUYỆN CÀNG LONG –
    TỈNH TRÀ VINH TRONG NĂM 2008 - MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
    THIỆN 25
    4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 25
    4.1.1. Công tác xét xử . 26
    4.1.2. Chất lượng xét xử . 27
    4.1.3. Công tác xây dựng đơn vị . 27
    4.1.4. Công tác hội thẩm nhân dân 28
    4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 28
    4.2.1. Mặt tích cực 28
    4.2.2. Mặt hạn chế 29
    4.2.3. Hướng hoàn thiện 29


    KẾT LUẬN 32

    LỜI MỞ ĐẦU
    Xây dựng nhà nước pháp quyền đang có xu hướng trở thành quy luật của mọi nhà nước. Trong nhiều quan điểm về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, có quan điểm chỉ rõ vai trò của tư pháp nhưng cũng có quan điểm không đề cập đến vai trò của tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Nhưng dù có chỉ ra hay không, khi nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến sự đề cao vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh mọi hoạt động của Nhà nước và của xã hội. Một khi vai trò của pháp luật đã được đề cao, thì đề cao vai trò hoạt động xét xử của Tư pháp là một tất yếu. Sự đề cao pháp luật luôn gắn với sự đề cao vai trò của hoạt động Tư pháp. Hay nói một cách khác, hiệu quả, hiệu lực của tư pháp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Bất cứ Nhà nước nào cũng muốn tổ chức theo Nhà nước pháp quyền cũng phải quan tâm đến tư pháp, vì tư pháp có vai trò bảo đảm thực hiện tất cả các đặc trưng của nhà nước pháp quyền ở mức độ này hay ở mức độ khác.


    Nói đến Tư pháp là nói đến hoạt động xét xử. Quyền Tư pháp mặc dù cùng với quyền Lập pháp và quyền Hành pháp hợp thành chỉnh thể quyền lực Nhà nước thống nhất nhưng có những đặc điểm riêng do bản chất của hoạt động Tư pháp quy định. hoạt động Tư pháp là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước để phán quyết và cơ quan thực hiện quyền tư pháp đó là Tòa án. Tòa án ra đời giúp người dân tin tưởng vào Nhà nước và tôn trọng pháp luật vì Tòa án là nơi thể hiện sự bình đẳng, công bằng của Nhà nước đối với những tranh chấp trong xã hội, là nơi thể hiện “cán cân công lý”.


    Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng phức tạp, nhiệm vụ của Tòa án cũng ngày càng nặng nề hơn. Do vậy không thể tổ chức một Tòa án duy nhất trong quốc gia để giải quyết mọi tranh chấp trong nhân dân. Bởi lẽ, những vụ việc cần giải quyết rất đa dạng, phong phú, tính chất phức tạp, nghiêm trọng của các vụ việc không giống nhau. Mặt khác, trên toàn bộ lảnh thổ quốc gia, cơ cấu động thái của những vi phạm pháp luật, tình trạng của những tranh chấp không giống nhau. Do đó phải tổ chức Tòa án căn cứ vào từng địa bàn để giải quyết các vụ việc cho phù hợp.


    Song song đó để tránh trường hợp án trùng án, vụ việc giải quyết nhiều nơi nhiều lần Tòa án sẽ phân định thảnh Tòa án các cấp: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố; Tòa án huyện, quận, thị xã; Tòa án quân sự.


    Theo xu hướng hiện nay là tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thì nhiêm vụ của Tòa án huyện ngày càng nhiều thế nhưng cơ cấu tổ chức của Tòa án huyện ra sao? Liệu có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hay không? Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.

    Bằng phương pháp phân tích luât viết, tổng hợp, thống kê, kết hợp lý luận với thực tiễn và trên cơ sở lý luận là các quan điếm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về cải cách Tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 cũng như các văn bản pháp luật, đề tài “Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” sẽ đề cập đến những vấn đề sau:


    - Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.


    - Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân


    - Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.


    - Nêu lên những mặt tích cực và hạn chế phát sinh trong tổ chức và hoạt động của Tòa án Càng Long tỉnh Trà Vinh và phương hướng hoàn thiện.


    Với những phân tích, trình bày một cách cụ thể về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long, đề tài sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như về hoạt động xét xử của Tòa án đồng thời cũng nêu lên một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện hi vọng sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện Tòa án để Tòa án luôn là nơi áp dụng pháp luật đáng tin nhất của nhân dân.


    Đề tài được trình bày theo kết cấu như sau:


    Lời mở đầu


    Chương 1: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.


    Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long. Mặt tích cực hạn chế và phương hướng hoàn thiện.


    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...