Chuyên Đề Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:

    TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân là một hệ cơ quan có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước tại địa phương. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân và các quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn, góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, đồng thời tìm ra mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và phát triển tiến lên Chủ nghĩa xã hội.



    BÀI LÀM



    I/ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

    1/ Cơ cấu của Hội đồng nhân dân.

    Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 26/11/2003 thì Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cả ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Trong đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân. Riêng ở cấp xã chỉ có Thường trực Hội đồng nhân dân mà không có các ban như ở cấp tỉnh và cấp huyện.

    Điều 5 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định:

    1. Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân.

    2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các ban của Hội đồng nhân dân.

    a/ Thường trực Hội đồng nhân dân.

    Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) chỉ có Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    Theo quy định tại Điều 52 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Quy định này xuất phát từ lý do: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là hai cơ quan có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội đồng nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân vì thế, để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các hoạt động của Ủy ban nhân dân, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, pháp luật quy định thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

    Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không thể giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.

    Điều 52 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định:

    Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

    Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh , cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp ”.

    b/ Các ban của Hội đồng nhân dân.

    Các ban của Hội đồng nhân dân chỉ được thành lập ở hai cấp hành chính là cấp tỉnh và cấp huyện. Các ban của Hội đồng nhân dân chính là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban của Hội đồng nhân dân được thành lập theo nhu cầu công tác. Theo quy định tại điều 54 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế; nơi có nhiều dân tộc thì có thể lập thêm một ban nữa là Ban dân tộc, phụ trách các vấn đề dân tộc.

    Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban là Ban kinh tế - xã hội và Ban pháp chế.

    Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên trong các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.

    Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân và được lựa chọn ra trong số các đại biểu của Hội đồng nhân dân, gồm những người có năng lực, kiến thức và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ban.


    2/ Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.

    Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân quy định chung đối với cả ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) là năm năm. Nhiệm kì của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

    Điều 6 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định:

    “Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm, kể từ kì họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.

    Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm việc cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.

    Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.

    3/ Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân.

    Số lượng đại biểu Hội đông nhân dân mỗi cấp được bầu căn cứ theo quy định của Luật bầu cử Hội đồng nhân dân. Tùy từng địa phương, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định cụ thể số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp, trên cơ sở có tính đến các điều kiện về vị trí địa lý, dân cư, trình độ dân trí, các điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bầu theo đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bầu không quá 05 đại biểu.

    Theo Điều 6 trong Nghị định số 19/2004/NĐ – CP ban hành ngày 10/01/2004 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:

    “1. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi đơn vị hành chính được tính trên cơ sở dân số của từng đơn vị theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

    2.Căn cứ để tính số đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi địa phương là số liệu dân số có đến ngày 31 tháng 12 của năm trước năm tiến hành cuộc bầu cử do Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp.”

    4/ Tổ chức Hội đồng nhân dân trong trường hợp sát nhập địa giới hành chính, chia đơn vị hành chính.

    a/ Trường hợp sát nhập địa giới hành chính.

    Trường hợp nhiều đơn vị hành chính sát nhập thành đơn vị hành chính mới thì Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được nhập thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho tới hết nhiệm kỳ.

    Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới bầu ra Chủ Tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ.

    b/ Trường hợp chia tách đơn vị hành chính.

    Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa hạt thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ.

    Trường hợp số đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính mới đủ hai phần ba so với số đại biểu được bầu theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân mới bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và tiếp tục hoạt động cho tới hết nhiệm kỳ.

    Trường hợp số đại biểu Hội đồng nhân dân mới không đủ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì tiến hành bầu cử bổ sung theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

    II/ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.

    Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) chủ yếu thực hiện thông qua các hình thức:

    - Hoạt động của tập thể Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường;

    - Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; các ban của Hội đồng nhân dân.

    - Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

    1/ Kỳ họp của hội đồng nhân dân.

    Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Mỗi hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân có vị trí nhất định, song chỉ có kỳ họp là nơi tập hợp toàn thể đại biểu Hội đồng nhân dân mới thể hiện đích thực vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, mới có thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến địa phương được pháp luật quy định. Vì vậy, kỳ họp được coi là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương được chuyển thành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyền giám sát việc thực hiện nghị quyết và hoạt động của các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước, tổ chức khác ở địa phương được thực hiện. Tại kỳ họp, tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được Hội đồng nhân thảo luận, quyết định và giải quyết bất cứ vấn đề gì thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Ngoài ra những công việc quan trọng, Những công việc khác Hội đồng nhân dân có thể giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. Có những việc pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng nhân dân, đó là:

    - Thẩm tra và xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...