Tiểu Luận Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã – qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã – qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế


    Abstract: Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của
    hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã. Làm rõ vị trí, vai trò của HĐND cấp xã trong tổ chức
    bộ máy nhà nước (BMNN) và trong hệ thống chính quyền cơ sở. Phân tích, đánh giá thực
    trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tại ba loại hình đơn vị hành chính là
    xã, phường và thị trấn tại t ỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ đó đánh giá đúng thực trạng để đưa
    ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu
    quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, HĐND cấp xã nói
    chung trên phạm vi cả nước.
    Keywords: Lịch sử nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Hội đồng Nhân dân; Thừa Thiên -Huế; Bộ máy nhà nước
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã, là chính quyền cấp thấp nhất ở cơ sở có lịch sử lâu
    dài ở nước ta. Đây là cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp đến từng người dân là cầu nối chuyển
    tải m ọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
    Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền
    lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
    nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
    cấp trên. HĐND xã, phường, thị trấn gọi chung là HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà nước
    ở cấp xã.
    Từ trước đến nay qua thực tiễn hoạt động vị trí, vai trò của HĐND trong hệ thống tổ chức bộ
    máy nhà nước ta ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong thời gian những năm gần đây thì
    hoạt động của HĐND các cấp đã thể hiện nhiều bất cập, hoạt động còn mang tính hình thức,
    chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong đó có HĐND cấp xã.
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế là t ỉnh có tốc độ đô thị hóa khá cao, tiềm năng phát triển kinh tế - xã
    hội khá lớn. Hiện nay t ỉnh có 152 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 105 xã và 39 phường và
    8 thị trấn. Nhìn chung HĐND cấp xã tại t ỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã đạt
    được những thành tựu nhất định như ban hành các cơ chế cải cách hành chính, thực hiện giao
    dị ch một cửa liên thông góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên - Huế từng bước phát triển đi lên. Tuy
    nhiên HĐND cấp xã tại đây vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong tổ chức và hoạt động, chưa đáp
    ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng hoạt động của HĐND chưa phản
    ánh rõ nét qua các kỳ họp, năng lực, trình độ và nhận thức của đại biểu HĐND chưa xứng tầm
    với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và nguyện vọng của cử tri.
    Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương thức tổ chức và hoạt động của HĐND nói
    chung cũng như HĐND cấp xã nói riêng qua đó đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể góp một
    phần vào công cuộc đổi mới, hoàn thi ện bộ máy cơ quan quyền lực mà Nhà nước ta đang đặt ra
    trong giai đoạn hiện nay nên tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Tổ chức và hoạt động của Hội
    đồng nhân dân cấp xã – qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của
    mình.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    * Tiến sỹ Văn Tất Thu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bàn về “chủ trương, quan điểm của Đảng và
    Nhà nước về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta” đăng trên Tổ chức nhà nước số
    12/2008 xây dựng chính quyền địa phương ở nước ta
    * TS. Văn Tất Thu khi bàn về “Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương (không
    tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) ở nước ta hiện nay” đăng trên Tổ chức Nhà
    nước số 3/2009.
    * PGS.TS. Trương Đắc Linh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Từ hai sắc
    lệnh số 63/SL và số 77/SL năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đến các bản Hiến
    pháp, pháp luật về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và vấn đề đổi mới hiện nay, Hội thảo
    chính quyền đị a phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
    qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * PGS. TS. Bùi Xuân Đức, Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn các Hiến pháp năm
    1946, 1959 và 1980 và những bài học kinh nghiệm, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam
    – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học
    kinh nghiệm.
    * GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam theo Hiến pháp
    1992, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến
    pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS. Trương Đắc Linh, Tổ chức chính quyền địa phương
    của một số nước trên thế giới, của Việt Nam qua các bản Hiến pháp và vấn đề đổi mới tổ chức
    chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự
    hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh
    nghiệm.
    * Th.S. Phan Văn Ngọc, Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
    phương hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ
    sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * Lê Tư Duyến, Chính quyền điạ phương ở Việt Nam và vấn đề đổi mới hiện nay, Hội thảo
    chính quyền đị a phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
    qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * Đặng Đình Luyến, Một số vấn đề về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân
    huyện, quận, phường, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển
    trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * Đoàn Nhuận, Đánh giá thực trạng các quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
    Ủy ban nhân dân hiện hành, phương hướng hoàn thiện luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
    ban nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội
    thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp
    luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
    * TS. Vũ Đức Khiển, Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy toàn
    diện vai trò của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới, Hội thảo chính quyền địa phương
    Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số
    bài học kinh nghiệm.
    * Th.S. Phạm Thị Bích Thủy, Giải pháp xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước ở địa
    phương theo xu hướng tinh gọn và hiệu quả, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự
    hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh
    nghiệm.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
    Luận văn có m ục đính nghiên cứu m ột cách h ệ th ống tổ chức và hoạ t đ ộng của HĐND cấp xã.
    Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạ t đ ộng HĐND cấp xã ở tỉ nh Thừa Thiên - Huế.
    Từ đó đánh giá đúng thực trạng để đưa ra những quan đi ểm và đề xuất nh ững gi ải pháp nh ằm đổi m ới
    tổ chức và nâng cao hi ệu quả hoạ t đ ộng của HĐND c ấp xã tại tỉ nh Thừa Thiên - Huế nói riêng, HĐND
    cấp xã nói chung trên phạm vi cả nước.
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật hi ện hành về tổ chức và hoạt động của
    HĐND cấp xã. Làm rõ vị trí, vai trò của HĐND cấp xã trong tổ chức BMNN và trong hệ thống
    chính quyền cơ sở.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tại ba loại
    hình đơn vị hành chính là xã, phường và thị trấn tại t ỉnh Thừa Thiên - Huế.
    - Đề tài sẽ khai thác trong thực ti ễn để cung cấp những số li ệu chính xác về vấn đề tổ chức và
    hoạt động của HĐND cấp xã tại t ỉ nh Thừa Thiên - Huế qua đó có sự đối chi ếu với quy đị nh của pháp
    luật, tìm ra các nguyên nhân và các giải pháp đổi m ới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
    HĐND cấp xã tại đị a phương này. Đề tài sẽ cũng cố thêm cơ sở lý luận và kinh nghiêm thực tiễn
    trong vấn đề đổi m ới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã tại các đị a phương
    khác trong phạm vi cả nước.
    4. Tính mới và những đóng góp của đề tài.
    Thông qua việc trình bày m ột cách cụ th ể, toàn di ện và có hệ th ống về tổ chức và hoạt đ ộng của
    HĐND cấp xã luận văn góp phần làm rõ về khái niệm, vị trí, vai trò c ủa HĐND cấp xã, tổ chức và hoạ t
    động của HĐND cấ p xã.
    Đồng thời, luận văn phân tích những điểm tích cực và hạn chế về cách thức tổ chức và hoạt
    động của HĐND cấp xã tại t ỉnh Thừa Thiên Huế - trong giai đoạn hiện nay. Qua đó rút ra những
    hạt nhân hợp lý trong tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã để ti ếp tục hoàn thiện thêm cũng
    như khắc phục những điểm hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và
    hoạt động của HĐND cấp xã.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa
    Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    + Không gian: Đề tài nghiên c ứu v ề HĐND cấ p xã ở tỉ nh Th ừa Thiên - Huế
    + Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh
    Thừa Thiên - Huế trong nhiệm kỳ 2004 - 2011.
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của luận văn là phương
    pháp duy vật bi ện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: mô tả luật, phân tích, phân tích quy
    phạm, diễn giải và quy nạp, hệ thống hóa, mô hình hóa, tư duy lôgic và phương pháp lịch sử.
    Phương pháp phân tích được áp dụng để phân tích tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã.
    Phương pháp diễn giải và quy nạp được áp dụng nhằm lý giải và rút ra những kết luận cần thiết
    sau mỗi lần nghiên cứu, phương pháp lịch sử nhằm xem xét các vấn đề trong luận văn theo
    nguồn gốc xuất xứ và quá trình phát triển của nó. Các phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa,
    tư duy lôgic nhằm hỗ trợ các phương pháp nói trên để trình bày các vấn đề có hệ thống, lôgic và
    dễ hiểu.
    7. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3
    chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở t ỉnh Thừa
    Thiên – Huế.
    Chương 3: Những giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng
    nhân dân cấp xã ở t ỉnh Thừa Thiên - Huế.


    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
    CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
    1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
    VÈ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN DÂN
    1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ quan đại diện của nhân dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...