Thạc Sĩ Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia một số nước ASEAN và Trung Quốc-Kinh nghiệm đối

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    MỤC LỤC
    LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU i
    MỤC LỤC ii
    TỪ VIẾT TẮT vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 9
    CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN . 9
    CỦA VIỆC XÂY DỰNG CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA 9
    1. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
    QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
    QUỐC TẾ NGÀY NAY 9
    1.1. Quyền con người là giá trị chung của nhân loại 10
    1.2. Quyền con người mang tính giai cấp . 11
    1.3. Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ
    quyền quốc gia. . 13
    1.4. Sự kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người 14
    1.5. Quyền con người phải được pháp luật bảo vệ . 16
    1.6. Giải phóng con người (trong đó có việc đảm bảo các quyền con
    người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
    hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con
    người mới có điều kiện được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất 17
    1.7. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi
    ích toàn xã hội kết hợp hài hòa; lợi ích của cá nhân được coi trọng vì đó là
    mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội, song cần chú trọng bảo đảm
    lợi ích của tập thể và của cả cộng đồng xã hội. 18
    1.8. Quyền con người không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
    . 19
    2. Chuẩn mực, nguyên tắc và quy phạm về quyền con người quốc tế 20
    2.1. Chuẩn mực quốc tế về QCN 20 iii
    2.2. Nguyên tắc cơ bản về quyền con người . 21
    2.2.1. Tính phổ quát và vốn có, không thể chuyển nhượng 21
    2.2.2. Bình đẳng, không phân biệt đối xử 22
    2.2.3. Tính không thể chia cắt, phụ thuộc và quan hệ lẫn nhau 22
    2.2.4. Tham gia và được bao hàm . 23
    2.2.5. Trách nhiệm giải trình và nhà nước pháp quyền . 24
    2.3. Quy phạm về quyền con người quốc tế . 24
    3. Nghĩa vụ quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người 25
    4. Cơ chế bảo đảm quyền con người 26
    4.1. Cơ chế bảo đảm quyền con người của Liên hợp quốc 26
    4.2. Các cơ chế nhân quyền khu vực 29
    4.3. Cơ chế quốc gia . 29
    4.4. Những yêu cầu mới trong việc bảo vệ quyền con người . 30
    5. Sự cần thiết của việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia 32
    5.1. Một số khái niệm cơ bản 32
    5.2. Nhu cầu thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia 33
    6. Nguyên tắc Pa-ri về cơ quan nhân quyền quốc gia 36
    7. Một số loại hình cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới . 47
    7.1. Ủy ban nhân quyền quốc gia . 47
    7.2. Thanh tra Quốc hội 48
    7.3. Cao ủy nhân quyền thuộc Nghị viện 48
    7.4. Các viện và trung tâm nhân quyền 48
    CHƯƠNG 2 49
    TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÂN QUYỀN . 49
    QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ TRUNG QUỐC HIỆN NAY49
    1. Bối cảnh hình thành và mô hình tổ chức của các cơ quan nhân quyền
    quốc gia của một số nước ASEAN và Trung Quốc hiện nay 49
    1.1. In-đô-nê-xia 49
    1.1.1. Hệ thống chính trị và pháp luật . 49 iv
    1.1.2. Cơ quan nhân quyền quốc gia ở In-đô-nê-xia . 52
    1.2. Mã-lai-xia . 60
    1.2.1. Hệ thống chính trị và pháp luật Mã-lai-xia . 60
    1.2.2. Ủy ban Nhân quyền quốc gia Mã-lai-xia 62
    1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban . 64
    1.3. Thái Lan . 68
    1.3.1. Hệ thống chính trị và pháp luật . 68
    1.3.2. Các cơ quan nhân quyền quốc gia . 69
    1.3.3. Ủy ban nhân quyền quốc gia Thái Lan 69
    1.3.4. Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) về nhân quyền của Thái Lan76
    1.3.5. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác ở Thái Lan 76
    1.4. Phi-líp-pin 77
    1.4.1. Hệ thống chính trị và pháp luật Phi-líp-pin . 77
    1.4.2. Ủy ban nhân quyền Phi-líp-pin 78
    1.4.3. Ủy ban nhân quyền của Tổng thống (PHRC) 85
    1.5. Mi-an-ma và Ủy ban Nhân quyền quốc gia . 85
    1.6. So sánh cơ chế bảo đảm quyền con người ở các nước có Ủy ban nhân
    quyền quốc gia (Thái Lan, In-đô-nê-xia, Mã-lai-xia, Phi-líp-pin, Mi-an-
    ma và Đông Timo) 87
    1.7. So sánh cơ chế bảo đảm quyền con người ở các nước ASEAN chưa
    có Ủy ban Nhân quyền quốc gia (Lào, Xing-ga-po, Bờ-ru-nây và Việt
    Nam) 97
    2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhân quyền của Trung Quốc . 100
    2.1. Quan điểm của ĐCS Trung Quốc về nhân quyền . 100
    2.2. Về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhân quyền Trung Quốc . 109
    2.2.1. Về tổ chức của các cơ quan nhân quyền Trung Quốc . 109
    2.2.2. Về hoạt động của các cơ quan nhân quyền Trung Quốc . 112
    2.2.3. Thảo luận của các học giả Trung Quốc về cơ quan nhân quyền
    quốc gia theo Nguyên tắc Pari . 114 v
    CHƯƠNG 3 118
    THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ KIẾN NGHỊ VỀ
    PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở
    VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI . 118
    1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan liên quan đến quyền con
    người ở Việt Nam hiện nay 118
    1.1.Tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan liên quan đến quyền con
    người ở Việt Nam hiện nay . 118
    1.2. Đánh giá chung và vấn đề đặt ra 126
    1.2.1. Đánh giá chung 126
    1.2.2. Một số vấn đề đặt ra 127
    2. Quan điểm, nguyên tắc và kiến nghị về phương án xây dựng cơ quan
    nhân quyền quốc gia ở Việt Nam thời gian tới (trên cơ sở tham chiếu kinh
    nghiệm của một số nước ASEAN và Trung Quốc) . 130
    2.1. Quan điểm 130
    2.2. Nguyên tắc . 134
    2.2.1. Nguyên tắc về tổ chức . 134
    2.2.2. Nguyên tắc hoạt động 136
    2.3. Kiến nghị về phương án xây dựng cơ quan quốc gia về bảo vệ và
    thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam thời gian tới 140
    2.3.1. Về các cơ quan nhân quyền quốc gia 140
    2.3.2. Kiện toàn các cơ quan nghiên cứu, giáo dục nhân quyền . 140
    2.3.3. Kiện toàn các cơ quan hiện đang tham gia bảo vệ nhân quyền. 142
    2.3.4. Bổ sung cơ chế bảo vệ nhân quyền trên cơ sở các tổ chức hiện có
    143
    2.4. Về cơ quan nhân quyền quốc gia dựa trên Nguyên tắc Pa-ri. . 143
    2.5. Các phương án về cơ quan nhân quyền quốc gia . 145
    KẾT LUẬN 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 vi

    TỪ VIẾT TẮT

    AICHR: Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về quyền con người
    ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    CNXH: Chủ nghĩa xã hội
    XHCN: Xã hội chủ nghĩa
    CNTB: Chủ nghĩa tư bản
    TBCN: Tư bản chủ nghĩa
    CRC: Công ước quốc tế về quyền trẻ em
    CEDAW: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống
    lại phụ nữ.
    ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam
    ĐHĐ LHQ: Đại hội đồng Liên hợp quốc
    ĐNA: Đông Nam Á
    EU: Liên minh châu Âu
    AU: Liên minh châu Phi
    HĐND: Hội đồng Nhân dân
    ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
    ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
    KT-XH, VH: Kinh tế, xã hội và văn hóa
    KTTT: Kinh tế thị trường
    KHCN : Khoa học Công nghệ
    LHQ: Liên hợp quốc
    NHRC: Ủy ban Nhân quyền quốc gia
    NQ: Nhân quyền
    QCN: Quyền con người
    QCD: Quyền công dân
    TCXHDS: Tổ chức xã hội dân sự
    UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
    UB: Ủy ban
    UBNQQG: Ủy ban Nhân quyền quốc gia
    UN: Liên hợp quốc
    UNESCO: Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ
    WTO: Tổ chức thương mại thế giới  
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình phát triển và hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế và thể
    chế khu vực hiện nay đòi hỏi phải thiết lập một cơ quan quốc gia chuyên trách
    về nhân quyền ở Việt Nam. Đó là yêu cầu khách quan cả về đối nội và đối
    ngoại. Ở Việt Nam, quyền con người, trước tiên là bản chất của chế độ xã hội
    xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, là điểm xuất phát, đồng thời
    là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế, việc bảo đảm, bảo vệ và
    thực hiện quyền con người, trong nhiều trường hợp, vẫn còn nhiều bất cập và
    thụ động, chưa tương thích với bản chất tốt đẹp của chế độ ta, chưa gắn chặt
    với quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
    dân, do dân, vì dân và quá trình xây dựng nền xã hội dân chủ XHCN. Từ đó,
    trong công tác phòng - chống các hoạt động phê phán xuyên tạc về vấn đề
    quyền con người và các vấn đề có liên quan (dân tộc thiểu số, tôn giáo, dân
    chủ .) từ phía các thế lực thù địch - chúng ta cũng thường ở thế phải thụ động
    đối phó.Vì thế, cần thiết phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quốc gia
    bảo vệ quyền con người ở nước ta nhằm góp phần bảo đảm và đấu tranh trên
    lĩnh vực quyền con người.
    Hiện nay, trước yêu cầu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ quan
    bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền quốc gia, từ thực tiễn đổi mới hoạt động của
    Quốc hội, cải cách tư pháp và cải cách nền hành chính nhà nước, ở Việt Nam,
    đã có nhiều kiến nghị về thành lập và củng cố các cơ quan nhân quyền quốc
    gia Bên cạnh những đề xuất tâm huyết, có trách nhiệm đã xuất hiện nhiều
    đề xuất cực đoan, phi khoa học và xa rời thực tiễn. Những kiến nghị này nếu
    không được nhận thức đầy đủ và có biện pháp chủ động kịp thời hoá giải sẽ
    gây bất lợi về nhiều mặt.
    Thứ hai, trong các hoạt động đối ngoại, đặc biệt trong quá trình tham gia
    vào các hoạt động của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, và các hoạt
    động trong khuôn khổ Hiến chương ASEAN, với tư cách là thành viên của  
    2
    nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam phải tiếp tục thực hiện
    nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước. Một trong các nghĩa vụ đó là xây
    dựng, hoàn thiện cơ chế nhân quyền quốc gia, nhằm nâng cao hơn nữa việc
    bảo đảm quyền con người; phát hiện và xử lý những vi phạm về nhân quyền
    của các tổ chức và cá nhân đại diện nhà nước. Nghĩa vụ này được quy định
    trong nhiều văn kiện nhân quyền của Liên hợp quốc, đặc biệt được thể hiện
    tập trung trong Nguyên tắc Pa-ri (1993).
    Trong các quan hệ song phương và đa phương, vấn đề xây dựng và hoàn
    thiện cơ quan nhân quyền quốc gia luôn được nêu ra trong các khuyến nghị
    của các uỷ ban công ước; trong quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia
    và tổ chức quốc tế. Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), mà
    Việt Nam là một thành viên, đang nỗ lực đổi mới về nhiều mặt. Hiến chương
    ASEAN, tại Điều 14 đã quy định việc thành lập Uỷ ban nhân quyền ASEAN.
    Sau khi cơ quan này ra đời, việc xây dựng cơ quan nhân quyền ở mỗi quốc
    gia được đặt ra như một trách nhiệm của tất cả các thành viên ASEAN. Hiện
    nay, hầu hết các nước ASEAN đã có các cơ quan nhân quyền quốc gia; chỉ
    còn 4 trong 10 quốc gia (Việt Nam, Lào, Xingapo, Cămpuchia) chưa thành
    lập cơ quan đó. Như vậy, sớm hay muộn Việt Nam và các nước này cũng sẽ
    phải xây dựng và hoàn thiện cơ quan nhân quyền quốc gia của mình để đối
    thoại và hợp tác thuận lợi với các đối tác trong khu vực.
    Trong quá trình Việt Nam tiến hành đổi mới, hội nhập quốc tế và khu
    vực, Đảng và Nhà nước ta chủ trương "hội nhập mà không hoà tan". Điều này
    có nghĩa là, hội nhập phải trên nguyên tắc giữ vững độc lập dân tộc, chủ
    quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hơn nữa vai trò
    lãnh đạo của Đảng. Trên lĩnh vực quyền con người, các Chỉ thị số 12 của Ban
    Bí thư Trung ương Đảng năm 1992, Chỉ thị số 41 của Thủ tướng Chính phủ
    năm 2004 và nhiều văn kiện khác, luôn nhấn mạnh cần “giành thế chủ động”
    trong mọi hoạt động bảo đảm, bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con  
    3
    người. Việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia, có thể là một giải pháp
    cần thiết nhằm giành thế chủ động trong lĩnh vực phức tạp này.
    Tuy vậy, việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia là một công việc
    hệ trọng. Vì theo quy định quốc tế, vấn đề mấu chốt là cơ quan này phải “hoạt
    động độc lập”; nhằm thực hiện “quyền giám sát các vi phạm quyền con người
    của các cơ quan nhà nước” và có chức năng “giải quyết khiếu kiện của người
    dân về tình trạng bị vi phạm nhân quyền” Xây dựng cơ quan nhân quyền
    quốc gia là yêu cầu phát triển mới của cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con
    người ở mỗi quốc gia. Cơ quan nhân quyền quốc gia không thay thế vai trò
    của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ chế khác thuộc hệ
    thống chính trị mỗi nước, nhưng là thiết chế bổ sung cần thiết vào việc bảo
    đảm và thúc đẩy quyền con người. Nó được xem là công cụ quan trọng mà
    mỗi quốc gia có thể sử dụng để bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền một
    cách hiệu quả hơn. Vì thế, hơn 120 nước đã thành lập cơ quan nhân quyền
    quốc gia (với các hình thức khác nhau, như mô hình Thanh tra Quốc hội -
    Ombusman, hay Uỷ ban nhân quyền quốc gia .); nhiều nước khác cũng đang
    xúc tiến thành lập cơ quan này.
    Tuy vậy, còn khoảng gần 70 nước, cho đến nay, vẫn chưa xây dựng cơ
    quan nhân quyền quốc gia, dù là dưới hình thức cơ quan thanh tra Quốc hội
    hay ủy ban nhân quyền quốc gia. Thí dụ, nhiều nước lớn và phát triển như
    Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil, Chi-lê, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay
    chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia.
    Do đó, việc xây dựng cơ quan này ở nước ta cần được nghiên cứu sâu
    rộng, nhằm tìm ra mô hình và lộ trình thực hiện thích hợp, đáp ứng được các
    yêu cầu đối nội và đối ngoại của đất nước trong bối cảnh chính trị hiện nay.
    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là nơi Việt Nam đã và sẽ phải trực
    tiếp tham gia giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền. Trung
    Quốc và Việt Nam là những nước có cùng định hướng phát triển theo con
    đường xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu quá trình xây dựng, phát triển các  
    4
    hình thức tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia tại Trung
    Quốc và một số nước ASEAN, là rất cần thiết. So sánh giữa “mô hình nhân
    quyền Trung Quốc” với “mô hình nhân quyền của một số nước ASEAN” và
    rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc đánh giá các mặt tích cực và tiêu
    cực của việc thành lập các cơquan nhân quyền quốc gia có ý nghĩa khoa học
    quan trọng cho việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam trong
    tương lai; đồng thời qua đó giúp các cơ quan chức năng có thêm luận cứ trong
    các cuộc đối thoại hoặc đàm phán về nhân quyền.
    Vì thế, việc thực hiện đề tài Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân
    quyền quốc gia một số nước ASEAN và Trung Quốc – Kinh nghiệm đối với
    Việt Nam, nhằm mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn
    xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia của Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài:
    Thứ nhất, trên bình diện quốc tế, cơ quan nhân quyền quốc gia là một
    nội dung thường xuyên được đề cập trong các nghiên cứu và hướng dẫn của
    Liên hợp quốc. Các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, như Cao uỷ nhân
    quyền Liên hợp quốc, thường xuyên tổ chức nghiên cứu các mô hình giám sát
    nhân quyền, trong đó có các cơ quan nhân quyền quốc gia; xây dựng các hướng
    dẫn và trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng các cơ quan này ở các quốc gia và
    khu vực. Chẳng hạn, trong National Institution for the Promotion and
    Protection of Human Rights (Fact Sheet No. 19), đã giới thiệu khái quát các mô
    hình cơ quan nhân quyền quốc gia để các quốc gia có thể tham khảo chung.
    Thứ hai, mô hình các cơ quan nhân quyền quốc gia cũng luôn được đề
    cập trong giáo trình của các trường đại học; công trình nghiên cứu chung về
    nhân quyền của các viện nghiên cứu. Một số học giả đã đi sâu nghiên cứu một
    số cơ quan nhân quyền cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu của các Giáo sư
    Guenther Doeker-Mach (Australia), John Cockell (Hoa Kỳ) về Uỷ ban
    nhân quyền Ấn Độ, Uỷ ban nhân quyền và các cơ hội bình đẳng Ôtxtrâylia  
    5
    Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về các cơ quan nhân quyền ở các
    nước khác ở Đông Nam Á, Trung Quốc vẫn còn ít ỏi.
    2.2. Nghiên cứu ở trong nước:
    Ở Việt Nam, đến nay, đã có một số cơ quan nghiên cứu trực tiếp hoặc
    gián tiếp về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia, chẳng hạn:
    Thứ nhất, từ năm 2003, một số cơ quan của Quốc hội đã tổ chức khảo
    sát, nghiên cứu và hội thảo về kinh nghiệm giám sát nhân quyền ở các nước,
    như: Hội thảo về “Công tác giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo của Quốc
    hội” diễn ra từ 16 đến 18/3/2004 tại Vũng Tàu - trong khuôn khổ hợp tác giữa
    Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thụy Điển;“Mô hình cơ quan
    dân nguyện của Quốc hội Việt Nam”, do Ban dân nguyện của Quốc hội tổ
    chức ngày 18/11/2007. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mô hình
    Thanh tra Quốc hội của các nước Bắc Âu (như Thụy Điển, Đan Mạch ).
    Thứ hai, một số cơ quan chức năng, như Thanh tra Nhà nước, đã triển
    khai một số đề tài, ví dụ “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra,
    kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới”, do Nguyễn Văn Kim chủ
    trì , nhằm nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong hoạt động kiểm tra, giám
    sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
    Thứ ba, năm 2008, Bộ ngoại giao đã tổ chức hội thảo về “Tổ chức, hoạt
    động của cơ quan nhân quyền ASEAN và xu hướng thành lập cơ quan nhân
    quyền một số nước”. Hội luật gia và Trung tâm quyền con người, quyền
    công dân (thuộc Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội) cũng có hội thảo về
    vấn đề này.
    Trong khuôn khổ các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về quyền con
    người, Viện Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị - Hành chính
    Quốc gia Hồ Chí Minh) đã sớm quan tâm vấn đề này. Chẳng hạn, Viện đã
    hợp tác với “Hội nghiên cứu quyền con người Trung Quốc” nghiên cứu và
    xuất bản sách “Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam” (Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội 2003). Tuy nhiên, những tri thức có được chủ yếu thông qua  
    6
    tiếp xúc tài liệu và nghe thuyết trình của các chuyên gia quốc tế. Viện cũng đã
    có dịp trao đổi với thành viên một số nước có cơ quan nhân quyền trên thế
    giới và khu vực, như Thanh tra quốc hội Thuỵ Điển, Đan Mạch; Uỷ ban nhân
    quyền Ốt-xtrây-lia, Ấn Độ, Hàn Quốc, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Mã-lai-xia
    Nhưng việc nghiên cứu mới ở mức độ nắm bắt, cập nhật các thông tin cơ bản
    (do thuộc một phần của chương trình nghiên cứu khác). Vả lại tại các nước
    được xem xét, các cơ quan này cũng còn trong quá trình xây dựng và hoàn
    thiện, chưa có đánh giá các mặt ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình.
    Như vậy, cho đến nay, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu, khảo sát
    sâu về hệ thống cơ quan nhân quyền quốc gia của các nước; chưa có đề tài
    nào nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và vận hành các tổ chức nhân quyền
    quốc gia của các nước ASEAN để từ đó đề xuất một mô hình thích hợp với
    thực tiễn chính trị Việt Nam.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục tiêu
    Trên cơ sở làm rõ các cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn của việc xây
    dựng cơ quan nhân quyền quốc gia, khái quát tình hình tổ chức và hoạt động
    của cơ quan này trên thế giới, đề tài tập trung khảo sát mô hình tổ chức, hoạt
    động của các cơ quan nhân quyền quốc gia tại một số nước ASEAN và Trung
    Quốc, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở
    đó, đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc, phương hướng nhằm góp phần tiếp
    tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ nhân quyền nói chung và cơ quan
    nhân quyền quốc gia nói riêng, ở Việt Nam hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn của việc xây dựng cơ quan
    quốc gia bảo vệ quyền con người
    - Khảo sát và đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân
    quyền quốc gia tại một số nước ASEAN (In-đô-nê-xia, Mã-lai-xia, Thái Lan)
    và Trung Quốc.  
    7
    - Luận chứng việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ quan quốc gia bảo
    vệ quyền con người ở Việt Nam thời gian tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác-
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là các quan điểm của Đảng ta trong
    thời kỳ đổi mới về vấn đề nhân quyền, Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa và dân chủ XHCN, để phân tích, xem xét, đánh giá các vấn đề về nhân
    quyền nói chung và cơ chế bảo vệ nhân quyền trong điều kiện kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
    4.2. Phương pháp tiếp cận: phân tích-so sánh, lịch sử - lôgich, và vận
    dụng một số nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc gia và quốc tế trong phân
    tích so sánh, phân tích tổng hợp. Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành và
    đa ngành.
    4.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
    - Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước.
    - Điều tra khảo sát xã hội học được sử dụng ở 2 cấp độ: Phỏng vấn sâu
    với một số chuyên gia trong nước và một số nước ASEAN (In-đô-nê-xia, Phi-
    líp-pin, Thái Lan, Mã-lai-xia) và Trung Quốc; thảo luận nhóm trong cộng tác
    viên của đề tài.
    - Hội thảo khoa học để làm rõ các quan điểm và xin ý kiến chuyên gia về
    những vấn đề phức tạp.
    5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
    - Ý nghĩa lý luận: Góp phần trực tiếp làm rõ quan điểm, chủ trương,
    chính sách của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người ở
    Việt Nam.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần thúc đẩy việc tiếp tục xây dựng và hoàn
    thiện cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc gia phù hợp với quá trình xây dựng,
    hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân , do dân, vì dân; và
    nền dân chủ XHCN  
    8
    6. Nội dung và kết cấu của đề tài:
    Đề tài tập trung vào 3 nội dung chủ yếu, đó là: 1) cơ sở pháp lý, thực tiễn
    của việc xây dựng cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người;
    2) tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia một số nước
    ASEAN và Trung Quốc hiện nay; 3) Thực trạng, quan điểm, nguyên tắc và
    kiến nghị về phương án xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam
    thời gian tới.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Đề tài được kết cấu thành 3 chương, 15
    đề mục chính và hơn 30 đề mục nhỏ.
     
     

    Các file đính kèm:

  2. vanaanh21112001

    vanaanh21112001 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    ó thể gửi gmail tài liệu bài này cho mình được không [email protected]. Hoặc cho mình xin thông tin số điện thoại hoặc Mail của bạn để mình trao đổi nhé.
     
Đang tải...