Tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính phủ -Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu
    Chương 1:cơ sở lí luận về tổ chức và hoạt động của chính phủ- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
    1.1.Khái niệm quản lí hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước
    1.1.1.Quản lí hành chính nhà nước
    1.1.2.Cơ quan hành chính nhà nước
    1.2.Chính phủ- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
    1.3.Khái quát các quy địnhvề tổ chức và hoạt động của Chính Phủ theo quy định trong pháp luật hiện hành
    1.3.1.Cơ cấu tổ chức
    1.3.2.Các hình thức hoạt động của Chính phủ
    a, Phiên họp Chính phủ
    b, Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
    c, Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ.
    Chương 2:Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
    2.1.Về cơ cấu tổ chức
    a,Thực trạng
    b,ưu điểm
    c,hạn chế
    2.2.Về hoạt động của Chính phủ
    a. Thành tựu nổi bật
    b. Hạn chế trong hoạt động của chính phủ
    Chương 3" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hương hướng và một số giải pháp đổi mới hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay
    3.1.Những nguyên tắc và yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay
    3.2.Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    [B]Chương 1:Cơ sở lí luận về tổ chức và hoạt động của Chính phủ- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất[/B]
    [B]1.1Khái niệm quản lí hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước [/B]
    [B]1.1.1.Quản lí hành chính nhà nước[/B]
    Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động quản lí, điều hành và phục vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, phạm vi của nền kinh tế, văn hóa, xã hội,an ninh, quốc phòng.Hành chính nhà nước là loại hoạt đông mang tính chấp hành và điều hành- tính tổ chức và thực tiến là chủ yếu
    [B]1.1.2. Cơ quan hành chính nhà nước [/B]
    Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước.Cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi thẩm quyền nhất định, giới hạn trong lĩnh vực quản lí nhà nước do pháp luật quy định.Các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống trực thuộc,cấp trên cấp dưới tạo thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương
    Toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước trên những nguyên tắc chung theo quy định của Hiến pháp và pháp luật được gọi là bộ máy hành chính nhà nước.
    [B]1.2.Chính phủ- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất[/B]
    Điều 109 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật tổ chức chính phủ năm 2001 quy định:”Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, Chính phủ là cơ quan cao nhất trong quản lý hành chính Nhà nước, cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính Nhà nước và có tính độc lập tương đối trong quyền lực hành pháp
    [B]1.3.[/B][B] Khái quát các quy định về tổ chức và hoạt động của chính phủ theo pháp luật hiện hành[/B]
    [B]1.3.1. Cơ cấu tổ chức[/B]
    Trên cơ sở kế thừa mô hình tổ chức chính phủ trong các hiến pháp trước, đồng thời khẳng định quan điểm đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính phủ trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định:
    Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ, Quốc hội có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
    Mỗi bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí đối với ngành và lĩnh vực nhất định. Theo nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và cơ quan ngang bộ (gọi tắt là bộ) quy định cơ cấu gồm:
    - Vụ, thanh tra, văn phòng bộ
    - Cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều thành lập)
    - Các tổ chức sự nghiệp
    - Thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Số lượng phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ).
    Trên cơ sở quy định Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ 2001, Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kì cho phù hợp.
    Thủ tướng Chính phủ do quốc hội bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức và từ chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
    [B]1.3.2 Các hình thức hoạt động của Chính phủ.[/B]
    [B][I]a. Phiên họp Chính phủ [/I][/B]
    Theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ thì: [I]“Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ”[/I] (điều 32). Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính phủ. Phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắm quyền hành chính trên phạm vi một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định đồng thời có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể khi tham dự phiên họp.
    Chính phủ họp mỗi thánh một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ.
    Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp nếu vắng một thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng đồng ý. Ngoài các thành viên chính phủ, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp chính phủ và Chính phủ có thể mời một số người đứng đầu các tổ chức đoàn thể khác tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về vấn đề có liên quan.
    Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội .
    [B][I]b. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ[/I][/B]
    Theo điều 114 Hiến pháp năm 1992 và chương III luật tổ chức Chính phủ, Thủ tướng có quyền hạn như: Lãnh đạo công tác của Chính phủ, thành viên Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo xây dựng dự án trình quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng; triệu tập chỉ đạo phiên họp Chính phủ
    Để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
    [B][I] c. Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ.[/I][/B]
    . Phó thủ tướng giúp thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của thủ tướng. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên thuộc Chính phủ, lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.
    Để thực hiện tốt chức năng của mình, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quang ngang bộ có nhiệm vụ và quyền hạn: trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và công trình quan trọng của ngành .
    [B]Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành[/B]
    [B]2.1.Về cơ cấu tổ chức [/B]
    [B]a, Thực trạng[/B][B]:[/B] Cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016 được xây dựng trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5 Khóa X, đánh giá cơ cấu tổ chức của Chính phủ các khóa gần đây, nhất là cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XII với yêu cầu thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
    Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XIII giữ như Khóa XII, gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ và tương ứng về số lượng thành viên viên Chính phủ.Cụ thể, Chính phủ Khóa XII bao gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc chính phủ. [B][I]4 cơ quan ngang bộ[/I][/B][I]:[/I] Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
    Về số lượng các Phó Thủ tướng,giảm một Phó Thủ tướng so với khóa XII.
    Trong cơ cấu Chính phủ hiện tại không còn thiết chế Thường vụ Hội đồng bộ trưởng (thường trực như một cấp trong Chính phủ) và số bộ cơ quan ngang bộ được giảm đi. Tuy nhiên, việc thành lập các tổ chức tư vấn do Thủ tướng quyết định có xu hướng gia tăng. Theo quy định của Luật, Thủ tướng có quyền: “Thành lập hội đồng, uỷ ban thường xuyên, lâm thời để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành”. Thực tế, số lượng tổ chức có tên là hội đồng, uỷ ban không nhiều bằng các tổ chức có tên là ban chỉ đạo hoặc ban chủ nhiệm chương trình, các đoàn, tổ công tác Chính phủ. Nếu sự thành lập các tổ chức này là cần thiết, nên chăng cũng cần xem xét bổ sung quy định của Luật cho phù hợp.
    [B]b, Ưu điểm[/B]:Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính Phủ được tinh gọn tới mức có thể, bộ máy hành chính gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính; Khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các bộ ngành và giữa các cấp quản lí; tạo được sự thống nhất hơn trong việc hoạch định chính sách, thể chế và tăng hiệu quả điều hành, chỉ đạo.
    [B]c,Hạn chế:[/B] Bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả, còn xảy ra hiện tượng chồng chéo chéo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các bộ ngành và giữa các cấp quản lí
    [B]2.2. Về hoạt động của Chính phủ[/B]
    [B]a. Thành tựu nổi bật[/B]
    Trong công tác điều hành vĩ mô những lĩnh vực cụ thể, về phát triển kinh tế, chính phủ đã chú trọng đề ra các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, nhưng luôn quán triệt quan điểm tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô, coi ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh bền vững.
    Công tác quản lí, điều hành giá cả: Chính phủ chỉ đạo thực hiện hệ thống các giải pháp tạo hiệu ứng mạnh trong việc giảm áp lực tăng giá. Khống chế mức tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường tiền tệ, điều hành linh hoạt cơ chế tỉ giá
    Chính phủ chủ trương việc tổ chức đánh giá kết quả,đạt được trong công tác cải cách hành chính, tiến hành rà soát các thủ tục hành chính, loại bỏ hoặc sửa đổi một số thủ tục nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
    Trong các lĩnh vực xã hội, chú trọng nâng cao dời sống nhân dân .Chính phủ đã có những chính sách nhằm xoá đỏi giảm nghèo nhanh và bền vững
    Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,Chính phủ đẩy mạnh chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích,chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo,chất lượng đội ngũ giáo viên Ngoài ra,chỉ đạo triển khai các đề án phát triển văn hoá thông tin,phát triển du lịch vùng địa phương.Tăng cường chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm,thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em,tiến hành phòng chống tham những,xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo đông người,phức tạp, kéo dài
    Công tác phòng chống tham nhũng dược xác định là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ và được triển khai tổ chức .
    Công tác quốc phòng an ninh được củng cố,chính trị xã hội ổn định.Công tác đối ngoại được mở rộng, đạt được nhiều thành tựu to lớn
    [B][I]b. [/I][/B][B]Hạn chế trong hoạt động của chính phủ[/B]
    - [I]Một là[/I], so với chính phủ của một số quốc gia khác thì tính chuyên nghiệp của Chính phủ nước ta chưa cao.Chương trình công tác của chính phủ, các bộ nghành vẫn còn nặng nề liệt kê đầu việc.Sự chỉ đạo của chính phủ đối với hoạt động triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính nhìn chung chưa sâu sát và không kiên quyết, cải cách hành chính còn chậm.
    - [I]Hai là[/I], tham nhũng, thất thoát ngân sách vẫn nặng nề, thời gian qua những vụ việc của Vinalais, Vinasin, gây ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước cũng như làm mất lòng tin của nhân dân.
    - [I]Ba là[/I], nhiều bộ trưởng thời gian qua đã không hoàn thành nhiệm vụ để dư luận phải bức xúc hoặc để cấp dưới tham nhũng lãng phí kéo dài
    [I]- Bốn là,[/I] trong quá trình xây dựng pháp luật, Chính phủ chưa khẳng định được vị trí của mình trong quá trình xây dựng pháp luật. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ ban hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Chất lượng của văn bản do Chính Phủ ban hành còn thấp.
    [I]-Năm là,[/I] Sự trùng lặp, chồng chéo về thẩm quyền , trách nhiệm trong quản lí nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực còn khá phổ biến nhưng chậm khắc phục
    [B]Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp đổi mới hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.[/B]
    [B]3.1.Những nguyên tắc và yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay.[/B]
    Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước nên việc tổ chức và hoạt động của chính phủ phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như: tính thống nhất quyền lực Nhà nước; có sự phân công phối hơp giữa những cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước; đảm bảo quyền tự do của cá nhân và nguyên tắc có tính chủ đạo là đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hệ thống các cơ quan Nhà nước.Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX của Đảng nêu:”Xây dựng Một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh,từng bước hiện đại hóa” và “Cần có những giải pháp đông bộ cả về chính trị và hành chính nhà nước nhằm đổi mới toàn bộ hoạt động của nhà nước”.Như vậy, những nguyên tắc, yêu cầu đặc thù trong tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ là:
    1. Đảm bảo tính độc lập của quyền hành pháp
    2. Đảm bảo tính chấp hành của quyền hành pháp và ưu thế của Quốc hội
    3. Đảm bảo tính thống nhất và nguyên tắc thứ bậc trong hệ thống hành chính
    4. Đảm bảo tính chuyên nghiệp của hệ thống hành chính nhà nước; đảm bảo tính tiết kiệm và tính tinh gọn, tính minh bạch công khai của bộ máy hành chính.
    5. Phân định thẩm quyền và trách nhiệm giữa các thành viên trong chính phủ.
    [B]3.2. Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay[/B]
    3.2.1.Nhận thức đầy đủ vị trí và vai trò của chính phủ trong giai đoạn hiện nay, xác định lại nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Chính phủ theo hướng Chính phủ quản lý vĩ mô, tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    3.2.2.Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ
    3.2.3.Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Chính phủ; tiếp tục đổi mới tổ chức,khắc phục những bất cập trong mô hình bộ quản lý đa nghành đa lĩnh vực; cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc
    3.2.4.Thực hiện đúng đủ nguyên tắc tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu
    3.2.5.Tích cực đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong Chính phủ;Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước
    [B]Kết luận [/B]
    Chính phủ là một trong những thiết chế cực kỳ quan trọng của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trong thời gian vừa qua Chính phủ luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối cương lĩnh của của Đảng thành chính sách, pháp luật, đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đó vào đời sống một cách có hiệu quả, vượt qua khó khăn song vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục kịp thời. Một Chính phủ gọn nhẹ,hợp pháp, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả và dám chịu trách nhiệm là tất cả những gì Việt Nam cần phải làm để hoàn thiện Chính phủ đáp ứng nhu cầu hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...