Tiểu Luận Tổ chức và hoạt động của chính phủ - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bài có đủ cả: lí luận, thực trạng giải pháp, danh mục tài liệu tham khảo, tài liệu đính kèm.

    Lời mở đầu 1
    Phần I/. Khái quát chung 1
    1. Địa vị pháp lý của Chính phủ
    2. Tổ chức của chính phủ
    3. Hình thức hoạt động của Chính phủ
    Phần II/. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ - Thực trạng và giải pháp 2
    1. Tổ chức của Chính phủ. .2
    1.1. Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ 2
    1.2 Về thành phần của Chính phủ 2
    2. Hoạt động của Chính phủ . 4
    2.1. Hoạt động của Chính phủ thông qua phiên họp Chính phủ 4
    2.2 Hoạt động điều hành, lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ 5
    2.3. Hoạt động Chính phủ thông qua hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ 6
    a. Hoạt động của Phó Thủ tướng Chính phủ
    b. Hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
    Phần III/. Giải pháp cho tổ chức và hoạt động của chính phủ 6
    Kết luận 8
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Tài liệu đính kèm

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    × Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam – NXB lao động
    × Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung).
    × Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981.
    × Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.
    × Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam - NXB Công an Nhân dân – Hà nội – 2005.
    × Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội – 1995.
    × Thống nhất phân công và phối hợp quyền lực Nhà nứoc ở Việt Nam – NXB Tư pháp – Hà Nội – 2004.
    Website:
    × http://vi.wikipedia.org/wiki/Chính_phủ

    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiến pháp đã khằng định Chính phủ có vị trí và tính chất quan trọng trong Bộ máy nhà nước ta, đó là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cũng đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1]. Việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay sẽ chỉ rõ cho chúng ta thấy được tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Đồng thời cũng chỉ rõ ưu điểm, những mặt hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và đưa ra những giải pháp hợp lý để tổ chức và hoạt động của Chính phủ sẽ trở nên hoàn thiện và đạt được kết quả cao trong việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trước mắt của nhà nước.
    Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “ Tổ chức và hoạt động của chính phủ - thực trạng và giải pháp” để làm rõ và có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về vấn đề này.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình và tư vấn của các thầy cô đã giúp em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Em mong được thầy cô cho em lời nhận xét để bài viết lần sau rút ra được kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn.
    NỘI DUNG
    Phần I/. Khái quát chung.
    1. Địa vị pháp lý của Chính phủ
    Chính phủ là cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Điều 109, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
    2. Tổ chức của chính phủ
    Theo Hiến pháp 1992 và luật tổ chức Chính phủ năm 2001 thì cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm Thủ tướng và phó Thủ tướng,các bộ và các cơ quan ngang bộ.
    3. Hình thức hoạt động của Chính phủ
    Hiện nay Chính phủ hoạt động dựa trên ba hình thức chủ yếu sau: Phiên họp Chính phủ; hoạt động lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động của các thành viên Chính phủ. Căn cứ vào các hình thức hoạt động có thể thấy phương thức hoạt động của Chính phủ đã được triển khai tích cực dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ chế độ làm việc tập thể của Chính phủ với việc tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và nâng cao trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

    Phần II/. Thực trạng trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ
    1. Tổ chức của Chính phủ.
    1.1. Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
    Theo quy định tại Điều 2, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 thì cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có các Bộ và các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý đối với ngành công tác trong phạm vi cả nước [2]. Trước Hiến pháp năm 1992, các Bộ được thành lập theo hướng quản lý đơn ngành nên hệ thống cơ quan hành chính nhà nước rất cồng kềnh (HĐBT theo quy định của Hiến pháp năm 1980 có 28 Bộ và 26 cơ quan thuộc HĐBT) thì nay cơ cấu Chính phủ đã được kiện toàn theo hướng thành lập Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực vì thế số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được giảm đi đáng kể. (Nhiệm kì 2007 - 2011, chỉ còn 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ). Sự xắp xếp lại tổ chức của Chính phủ đã làm cho bộ máy tổ chức của Chính phủ tinh gọn hơn và tập trung vào hoạt động quản lý vĩ mô giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với thực tiễn hoạt động của mình thì cơ cấu tổ chức của Chính phủ vẫn chưa thực sự phù hợp, gọn nhẹ.

    1.2 Về thành phần của Chính phủ
    Điều 3, Luật Tổ chức Chính phủ quy định thành phần của Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
    Thứ nhất, xét vị trí, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ.
    Thủ tướng Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Việc đổi tên cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta là Chính phủ và người đứng đầu là Thủ tướng khẳng định sự tăng cường mạnh mẽ vị trí, vai trò của người đứng đầu Chính phủ. Nếu như ở Hiến pháp năm 1980, Chính phủ được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, còn người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thể hiện cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ kiểu hội đồng (tập thể), thì nay với cơ chế Chính phủ - Thủ tướng người đứng đầu Chính phủ có nhiều quyền hạn hơn.
    HĐBT theo Hiến pháp năm 1980 là cơ quan được Quốc hội bầu ra chủ tịch HĐBT đến tất cả các thành viên khác còn Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 lại được bầu ra theo trình tự mới tại khoản 2, điều 114. Như vậy, theo Hiến pháp năm 1992, vai trò của Thủ tướng Chính phủ đã được đề cao hơn đồng thời trách nhiệm của các thành viên đối với Thủ tướng Chính phủ cũng được tăng cường.
    Thứ hai, xét vấn đề số lượng Phó Thủ tướng trong thành phần của Chính phủ
    Hiến pháp quy định “phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ ”[3]. Một điểm lưu ý là hiện nay trong thành phần của Chính phủ Việt Nam, số lượng Phó thủ tướng là tương đối nhiều, mặc dù đã giảm hơn so với giai đoạn trước Hiến pháp năm 1992. Cụ thể, Chính phủ trong nhiệm kỳ 2002-2007 có 3 Phó Thủ tướng, đến nhiệm kỳ 2007-2011 thì tiếp tục tăng lên với con số 5 Phó Thủ tướng. Việc có quá nhiều Phó Thủ tướng trong cơ cấu thành phần của Chính phủ, một mặt làm tăng đầu mối quản lý trong Chính phủ, mặt khác làm giảm vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng và ngay cả vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng trong lĩnh vực ngành được giao cũng không được phát huy đầy đủ.

    Thứ ba, xét vấn đề kiêm nhiệm Bộ trưởng.
    Theo Hiến pháp năm 1992, các thành viên của Chính phủ có sự thay đổi so với trước ( Hiến pháp 1980), Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội” (Điều 110). Chế định này hợp lý ở chỗ: Một là chức năng lập pháp và giám sát sẽ tách dần khỏi chức năng hành pháp, tạo cơ sở cho sự phân công rành mạch hơn giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; hai là giúp cho việc tăng cường hoạt động chuyên trách của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các thành viên Chính phủ và người đứng đầu các cơ quan của Chính phủ là đại biểu Quốc hội vẫn còn tương đối nhiều.
    Thứ tư, xét năng lực của đội ngũ công chức nhà nước làm việc trong Chính phủ.
    Trong thành phần của Chính phủ hiện nay vẫn còn tồn tại một số công chức kém năng lực, có biểu hiện về sự vô trách nhiệm, quan liêu, cửa quyền, lối làm việc thủ công, không khoa học, không đủ tư cách đạo đức, không qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn được hoạt động trong Chính phủ (số lượng này là rất ít).Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do việc thiếu quan tâm đến đào tạo đội ngũ công chức, hoặc đào tạo đối phó dẫn đến một đội ngũ công chức kém năng lực và hoạt động của Chính phủ cũng không thật sự hiệu quả.




    2. Hoạt động của Chính phủ.

    2.1. Hoạt động của Chính phủ thông qua phiên họp Chính phủ.
    Phiên họp Chính phủ một trong những hình thức hoạt động của Chính phủ. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ. Ngoài các thành viên của Chính phủ, Chính phủ mời một số đại biểu quan trọng.
    Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn.[4] Các quyết định của Chính phủ tại phiên họp được thể hiện dưới các hình thức nghị quyết và nghị định. Thông qua cách thức và nội dung hoạt động của Chính phủ trong phiên họp, ta thấy được một số điểm hạn chế, bất cập sau:
    Thứ nhất, Chính phủ chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng thành viên và trách nhiệm của tập thể Chính phủ trong hoạt động của mình
    Hiến pháp năm 1992 quy định "Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính Phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số" (Điều 115, khoản2). Cụ thể đó là các hoạt động: Quyết định chương trình hoạt động hàng năm của chính phủ, các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, dự toán kế hoạch dài hạn, dự toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm . Nhưng Điều 110 lại quy định: " Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước". Hai quy định tại Điều 115 và Điều 110 mâu thuẫn với nhau bởi lẽ: Nếu các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ được giải quyết thông qua thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thì chính tập thể Chính phủ chứ không phải mình cá nhân Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Còn nếu quy định Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì việc giải quyết các vấn đề quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng phải là người quyết định cuối cùng. Ngoài ra, quy định "những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận và quyết định theo đa số" là chưa thực sự hợp lý vì nó có khả năng làm lu mờ vai trò chỉ đạo, điều hành trong các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
    Thứ hai, Chính phủ chưa khẳng định được vị trí của mình trong quá trình xây dựng luật.
    Chúng ta đều biết phương thức quản lý của bộ máy nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng chủ yếu là theo luật, bằng luật.
    Số lượng văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ ban hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Số liệu thống kê cho thấy, “chỉ tính đến tháng 7 năm 2004, vẫn còn thiếu khoảng trên 100 văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành nhằm cụ thể hóa tất cả các luật, pháp lệnh được ban hành từ Quốc hội khóa X đến nay”[5]. Tình trạng chậm ban hành các văn bản cụ thể để đảm bảo thi hành luật và pháp lệnh vẫn còn tồn tại. Tình trạng nội dung văn bản hoặc chưa sát yêu cầu thực tế cuộc sống hoặc còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và với văn bản chính còn phổ biến Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự hạn chế trong năng lực lập quy của Chính phủ, công tác điều hành của Chính phủ còn nhiều hạn chế và ngoài ra còn do hoạt động tập thể của Chính phủ (hoạt động trong phiên họp) chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù Hiến pháp mới quy định trong phiên họp, Chính phủ có quyền trình các dự án luật và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH (Điều 87; khoản 3, Điều 112) nhưng thực tế hiện nay cho thấy: Chính phủ nước ta vẫn chưa tìm được một vị trí thoả đáng trong quá trình xây dựng các dự luật. Các dự luật, pháp lệnh đã được chuẩn bị kĩ hơn trước song dường như Chính phủ vẫn chưa giành đủ thời gian cho công tác chuẩn bị và thông qua các dự luật, pháp lệnh, chưa tạo được sự thống nhất cao trong kỳ họp nên khi trình ra các Uỷ ban của Quốc hội vẫn còn tình trạng thành viên Chính phủ có ý kiến khác nhau.
    Qua những phân tích trên có thể thấy nếu không có một quy trình, thủ tục lập pháp rõ ràng, không tập trung chỉ đạo quá trình này một cách thích đáng thì Chính phủ sẽ không làm hết vai trò xây dựng pháp luật của mình, hoạt động của Chính phủ tại phiên họp vẫn chưa thực sự hiệu quả, các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết tốt.

    [HR][/HR][1] Điều 109 – Hiến pháp năm 1992

    [2] Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ

    [3] Luật tổ chức chính phủ , chương I, điều 4.

    [4] Luật tổ chức chính phủ, chương II: nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ.


    [5] Trần Ngọc Đường và Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

    mochimochi thích bài này.
Đang tải...