Luận Văn Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Ma tuý đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới, mang tính toàn cầu. Công ước
    quốc tế 1961, 1971, 1988 và những hội nghị quốc tế tiếp theo hằng năm nói lên nguy cơ mà thế
    giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối đầu.Theo Báo cáo ma túy thế giới 2006 (2006 World
    Drug Report), năm 2004, số người sử dụng ma túy trên thế giới tăng lên đến 200 triệu, chiếm
    4,9% dân số 15-64 tuổi. Điều đáng lo ngại nhất là ngày càng phát triển các đường dây mua bán,
    vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Kết hợp với đại dịch HIV-AIDS, lây lan rất nhanh trong
    cộng đồng. Người nghiện ma túy đã được chữa trị, nhất là thanh niên sau cai nghiện (TNSCN)
    rất dễ bị tái nghiện nếu không có việc làm ý nghĩa, phù hợp, kèm theo các dịch vụ y tế và tư
    vấn tâm lý nhằm xây dựng lại tố chất con người, chấp nhận các giá trị sống, rèn luyện kỹ năng
    sống, yêu lao động, hòa nhập cộng đồng, tư duy tích cực .
    1.2. Tổ chức tư vấn giáo dục hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cụ thể cho một thiểu số thanh
    niên sau cai nghiện (TNSCN) trở nên khẩn thiết hơn đối với thanh niên bình thường vì tác hại
    của một con sâu làm rầu cả nồi canh, một thanh niên nghiện ma túy làm cho cả cộng đồng bất
    an, và hiểm họa ma túy dễ dàng kết hợp với tệ nạn mãi dâm, tội phạm, HIV-AIDS bùng phát
    cộng hưởng, nhanh chóng làm băng hoại đông đảo thanh niên, gây rối trật tự, đời sống nhân
    dân, ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia nếu không được ngăn chặn kịp thời.
    1.3. Ở Việt Nam, năm 2000 nhà nước tổ chức cai nghiện cho 92.617 người nghiện ma túy
    Gần đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, có 34.563 người đa số là thanh niên sau cai nghiện
    (TNSCN) được tập trung cai nghiện ở 18 trung tâm mãn hạn, lần lượt trở về tái hòa nhập cộng
    đồng. Do vậy, việc tiếp tục quản lý giáo dục, hỗ trợ việc làm, phòng chống tái nghiện cho
    TNSCN là một vấn đề thời sự bức xúc của Nhà nước và của toàn thể xã hội.
    Hiện nay, vấn đề tổ chức, quản lý giáo dục người sau cai nghiện nói chung, và TNSCN nói
    riêng, đã có một số công trình nghiên cứu. Nhưng dưới nhãn quan khoa học quản lý giáo dục, chưa
    có công trình nào nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sỹ. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:
    “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí
    Minh” làm luận án tiến sỹ của mình.
    2. Mục đích Đề xuất giải pháp thành lập tổ chức hệ thống tư vấn hướng nghiệp tiếp tục
    quản lý giáo dục TNSCN ở cộng đồng qua các bước hoàn thiện tổ chức và đổi mới nội dung
    phương pháp giáo dục TNSCN của các đội tình nguyện phòng chống TNXH ở Tp. HCM
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể: Quá trình tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho TNSCN tại cộng đồng
    3.2. Đối tượng: Giải pháp tổ chức hoạt động TVHN cho TNSCN tại TpHCM.
    4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một tổ chức TVHN cho TNSCN làm đầu mối,
    liên kết, điều phối sự tham gia của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội hiện có trên cộng
    đồng dân cư và cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động TVHN phù hợp với TNSCN thì sẽ
    nâng cao được kết quả tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN tại cộng đồng.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xác định cơ sở lý luận của tổ chức TVHN trong quản lý giáo dục TNSCN
    5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức TVHN cho TNSCN ở tp Hồ Chí Minh.
    5.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và cải tiến TVHN cho TNSCN ở cộng đồng
    5.4. Tổ chức thực nghiệm giải pháp hoàn thiện tổ chức TVHN cho TNSCN tại cộng đồng.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành nghiên cứu theo hai quan điểm cơ bản :
    2
    6.1.1. Quan điểm xã hội- lịch sử 6.1.2. Quan điểm hệ thống
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Lý luận về tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN; về TVHN;
    Tổ chức TVHN cho TNSCN tại cộng đồng.
    6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    + Khảo sát thực trạng TVHN cho TNSCN: Đã phát phiếu hỏi 364 người, gồm 3 bảng hỏi
    CBQL(n=140) và 3 bảng hỏi TNSCN(n=224), kết quả được phân tích ở chương 2.
    + Đánh giá kết quả tổ chức thực nghiệm : Phát phiếu hỏi cho 122 người, gồm 65 tư vấn viên
    hướng nghiệp (tình nguyện viên), 30 chuyên gia và 27 cán bộ phụ trách TNXH phường. (xem
    mẫu ở phụ lục 1, phụ lục 2, bảng 3.1, 3.2, và mẫu phân tích kết quả 3.3, phụ lục 5, trg 243).
    6.2.2.2. Phương pháp quan sát
    6.2.2.3. Phương pháp tổng kết thực tiển
    6.2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
    6.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá không chỉ ở sự thay đổi
    nhận thức của TNSCN, mà còn đánh giá kết quả thực tế TNSCN được sắp xếp việc làm thông
    qua TVHN; Được các cán bộ quản lý đánh giá về mặt chất lượng nhân sự tham gia bộ máy,
    đánh giá về mặt khoa học của hệ thồng tổ chức .
    6.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Có 20 trường hợp chúng tôi phỏng vấn sâu
    6.2.3. Phương pháp bổ trợ
    6.2.3.1. Phương pháp chuyên gia
    6.2.3.2. Phương pháp thống kê toán học
    7. Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu ở cấp cơ sở, từ thực trạng TpHCM
    8. Những luận điểm để bảo vệ
    8.1. Tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN cần phải tiến hành ở cộng đồng
    8.2. Xây dựng một tổ chức có năng lực kết nối các lực lượng xã hội tại cộng đồng
    8.3. Bao gồm các tư vấn viên có nhiệt tình và năng lực, cùng với nội dung, phương pháp phù
    hợp sẽ giúp TNSCN tái hoà nhập cộng đồng có kết quả khả quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...