Tiến Sĩ Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013



    CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ iii
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 2
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu . 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . 3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 3
    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
    7.1. Phương pháp luận . 4
    7.2. Phương pháp nghiên cứu 5
    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 5
    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 5
    7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu 8
    8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ . 8
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI . 8
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 9
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN
    TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI
    10
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 10
    1.1.1. Những nghiên cứu về TST của trẻ KTTT 10
    1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục và phát triển TST cho trẻ KTTT 12
    1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển TST của trẻ 14
    1.1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT 16
    1.1.5. Những nghiên cứu về việc tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong trường mầm non 17
    1.2. TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 21
    1.2.1. Khái niệm và tiêu chí chẩn đoán KTTT 21
    1.2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi 23
    MỤC LỤC
    1.2.3. Đặc điểm trò chơi của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi 24
    1.3. TÍNH SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
    TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI . 26
    1.3.1. Khái niệm TST và sự phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ . 26
    1.3.2. Đặc điểm TST của trẻ KTTT nhẹ 5–6 tuổi 31
    1.4. TRÒ CHƠI XÂY DỰNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 33
    1.4.1. Khái niệm TCXD . 33
    1.4.2. Đặc điểm của TCXD . 34
    1.4.3. Vai trò của TCXD đối với sự phát triển chung và sự phát triển TST của trẻ em 36
    1.5. LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH
    SÁNG TẠO CHO TRẺ KTTT NHẸ 5 – 6 TUỔI . 39
    1.5.1. Khái niệm về tổ chức TCXD và biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho
    trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi . 39
    1.5.2. Tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong lớp mẫu
    giáo hòa nhập . 40
    1.5.3. Vai trò của việc tổ chức TCXD đối với việc phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
    trong lớp mẫu giáo hòa nhập . 44
    1.5.4. Biểu hiện TST và đánh giá TST của trẻ trong TCXD . 46
    1.5.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT
    nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập . 49
    Kết luận chương 1 . 51
    Chương 2
    CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT
    TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI . 53
    2.1. VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP Ở BẬC MẦM NON CHO TRẺ KTTT VÀ
    CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 53
    2.1.1. Vài nét về giáo dục hòa nhập mầm non cho trẻ KTTT . 53
    2.1.2. Vài nét về chương trình giáo dục mầm non . 55
    2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG CHO TRẺ KTTT NHẸ
    TRONG LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 56
    2.2.1. Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng . 56
    2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng . 59
    2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng 86
    Kết luận chương 2 . 88
    Chương 3
    BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN
    TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI VÀ
    THỰC NGHIỆM . 89
    3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
    NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KTTT NHẸ 5 – 6 TUỔI . 89
    3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TCXD NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
    KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI . 91
    3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị trước khi chơi 92
    3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho trẻ KTTT nhẹ theo hướng phát
    triển TST 98
    3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá, nhận xét trẻ chơi . 105
    3.2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp . 108
    3.3. THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 110
    3.3.1. Những vấn đề chung về quá trình thực nghiệm . 110
    3.3.2. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm . 114
    TRƯỜNG HỢP 1 . 114
    TRƯỜNG HỢP 2 . 124
    TRƯỜNG HỢP 3 . 133
    Kết luận chương 3 . 145
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 146
    I. KẾT LUẬN 146
    II. KIẾN NGHỊ 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 150
    PHỤ LỤC .

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Ngày nay, vấn đề giáo dục cho trẻ em khuyết tật đã được quan tâm như một
    lĩnh vực khoa học chứ không chỉ mang tính nhân đạo. Trên thế giới cũng như ở Việt
    Nam, người ta bắt đầu chú trọng hơn đến quyền lợi, khả năng tiềm ẩn và những
    đóng góp của người khuyết tật đối với cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện cho trẻ
    khuyết tật được phát triển tối đa khả năng là một mục tiêu giáo dục quan trọng.
    Trẻ KTTT mức độ nhẹ có nhiều khả năng học tập, sống độc lập và hòa nhập xã
    hội. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ KTTT nhẹ phát triển tối đa khả
    năng và hòa nhập xã hội là một việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo
    dục trẻ. TST được coi là một vấn đề lớn của trẻ KTTT và phát triển TST cho trẻ được
    coi là một mục tiêu thực tiễn trong nhà trường [93], [106]. Trên thế giới, nhiều nhà
    giáo dục học và tâm lí học đã quan tâm nghiên cứu các biện pháp giáo dục nhằm phát
    triển TST cho trẻ KTTT như Ford, Barbara G. [48], Collette Drife [51], Stasinos,
    Demetrios P [61], Katazyna Parys [93] Ở Việt Nam, nghiên cứu về TST nói chung
    còn khá mới mẻ và vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ chưa được nghiên cứu.
    Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển TST
    [59], [71], [73], [96]. Trong đó 5 – 6 tuổi là giai đoạn mà TST đã bộc lộ rõ nét hơn
    qua các hoạt động và trò chơi. Đồng thời đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn
    chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, ở đó trẻ em nói chung và trẻ KTTT nhẹ nói
    riêng cần phát triển những năng lực quan trọng như nhận thức, kĩ năng giải quyết
    vấn đề, TST để chuẩn bị cho việc học tập ở trường phổ thông.
    Trò chơi đã sớm được khẳng định là có vai trò kích thích động cơ học tập
    và TST của trẻ em mầm non. L.X.Vưgôtxky đã viết “Chúng ta có thể xác định
    quá trình sáng tạo ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng” [101,
    tr.3]. TCXD là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu chơi để
    tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXD trẻ em sẽ phát triển các
    lĩnh vực như nhận thức, vận động, TST [19], [46].

    Ở nước ta, việc triển khai Dự án Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và
    Đề án Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật
    nói chung và trẻ KTTT nói riêng được đến trường, vui chơi, học tập cùng các bạn,
    tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội.
    Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ trong trường mầm
    non còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hầu hết giáo viên mầm non đều chưa
    được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ KTTT nên thiếu kinh nghiệm và kĩ năng
    làm việc với trẻ KTTT, thiếu các biện pháp tổ chức hoạt động trong lớp mẫu giáo
    hòa nhập. Khi tổ chức hoạt động giáo viên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dạy trẻ
    không có khuyết tật và sử dụng các biện pháp như đối với trẻ không có khuyết tật.
    Ngoài ra giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát
    triển TST cho trẻ và chưa thực sự sáng tạo trong tổ chức trò chơi.
    Trong khi đó, nguồn tài liệu tham khảo và các nghiên cứu phục vụ cho việc giáo
    dục trẻ KTTT nhẹ và giáo dục hòa nhập mầm non cho trẻ KTTT hiện nay rất ít. Cho
    đến nay ở nước ta vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ và tổ chức trò chơi nhằm
    phát triển TST cho trẻ chưa được quan tâm nghiên cứu.
    Đề tài “Tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi”
    được lựa chọn nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay ở các trường
    mầm non có trẻ KTTT học hòa nhập. Nghiên cứu này sẽ giúp giáo viên mầm non
    có thái độ tích cực hơn về trẻ KTTT nhẹ, tin tưởng vào khả năng của trẻ và sự
    thành công trong giáo dục trẻ. Đồng thời dựa trên những thành tựu nghiên cứu
    tiên tiến trên thế giới về TCXD và vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ,
    nghiên cứu này cung cấp những gợi ý cho giáo viên trong việc phát huy vai trò
    của TCXD và phát triển TST của trẻ em. Đặc biệt, luận án cung cấp một số biện
    pháp giúp giáo viên tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa
    nhập nhằm phát triển TST của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo
    dục trẻ.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi
    nhằm phát triển TST cho trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
    KTTT ở các trường mầm non hòa nhập.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp tổ chức TCXD ở trường mầm non nhằm phát triển TST cho trẻ
    KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    TCXD có vai trò to lớn đối với sự phát triển TST của trẻ em nói chung và trẻ
    KTTT nhẹ nói riêng. Nếu đề xuất được biện pháp tổ chức TCXD phù hợp với trẻ
    KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi và theo hướng sáng tạo thì sẽ giúp trẻ phát triển TST tốt hơn.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ
    KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi.
    5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCXD cho trẻ KTTT và mức độ TST của
    trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
    5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát
    triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...