Thạc Sĩ Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Thực hiện Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Trung ương, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa VII) và Hội nghị Trung ương lần thứ hai (Khóa VIII), nền GD nước ta đã có bước phát triển mới. Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những thách thức của bối cảnh quốc tế trong thế kỉ mới, ngành GD nước ta đứng trước những nhiệm vụ nặng nề, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Không những chỉ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới đã đặt GD vào vị trí quốc sách hàng đầu. Con người được giáo dục và biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự phát triển bền vững của xã hội. GD đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và an ninh; bởi lẽ, con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả tất cả những vấn đề do sự phát triển xã hội đặt ra.
    Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên và được xác định là “bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân .” (Điều 2, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học).
    Bậc Tiểu học có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối của nó. Bậc học này tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên; hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng, về hành vi và tính người . được hình thành và định hình ở HSTH sẽ theo suốt đời mỗi người. Những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi.
    Trong chiến lược phát triển GD 2001-2010 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển GD Tiểu học là: Thực hiện GD toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở HS lòng ham hiểu biết và những kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt.
    Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người. Cũng như lao động, học tập trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Đối với lứa tuổi trẻ em, trò chơi có ý nghĩa đặc biệt, nó tạo điều để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trò chơi còn là một phương tiện nhằm thu hút, tập hợp và giáo dục thiếu nhi nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Nó góp phần điều hòa phần năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể trẻ em.
    Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho HSTT. Thực hiện theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” trò chơi được coi là một hình thức dạy học, giáo dục hiệu quả. Ở Tiểu học, trò chơi được sử dụng hầu như trong tất cả các môn học. Để thực hiện mục tiêu GD toàn diện cần phải thực hiện đồng thời cả hai hoạt động; đó là hoạt động học tập và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.
    Trong thực tế ở các trường Tiểu học, việc tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp chưa thực sự được coi trọng đúng mức. SHTT là một hoạt động ngoài giờ lên lớp, do Đội tổ chức dưới sự điều hành, hướng dẫn của GV. Vì những lí do khách quan khác nhau, mà việc tổ chức giờ SHTT không thường xuyên, không đồng bộ nên chưa đạt được mục tiêu giáo dục. Hầu hết GV coi đây là một giờ tuyên truyền của Đội, vì thế mà các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ SHTT chưa được quan tâm, cũng như chưa được sự đầu tư của GV dẫn đến không gây hứng thú cho HS.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt tập thể cho học sinh Tiểu học”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này nhằm xác định thực trạng của việc tổ chức các giờ sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ sinh hoạt tập thể nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Khách thể: Tổ chức trò chơi cho HSTH
    - Đối tượng: Quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ SHTT
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSTH và nội dung của buổi SHTT thì có thể nâng cao chất lượng buổi SHTT ở Tiểu học, góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện ở Tiểu học.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ sinh hoạt tập thể.
    5.2 . Xây dựng quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH trong giờ SHTT.
    5.3. Thử nghiệm quy trình đã đề ra.
    5.4. Kết luận khoa học.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Dùng để nghiên cứu, phân tích tổng quan các tài liệu, sách báo có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
    - Nhóm PP nghiên cứu gồm PP: phân tích; tổng hợp lý thuyết; phân loại hệ thống hóa lý thuyết; giả thuyết.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt tập thể cho HSTH của Phòng GD - ĐT và các trường Tiểu học trên địa bàn.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến và chỉ dẫn của các chuyên gia trong một số lĩnh vực như: Giáo dục học, tâm lý học, văn hóa, GD thể chất .
    - Phương pháp điều tra:
    + Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và Tổng phụ trách Đội để tìm hiểu mức độ sử dụng trò chơi trong giờ SHTT.
    + Kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn để thu thập thông tin, phân tích thực trạng tổ chức giờ SHTT ở trường Tiểu học. Đồng thời để tìm hiểu sự hứng thú của HS đối với trò chơi.
    - Thử nghiệm sư phạm: Để kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của quy trình đã đề xuất.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng công thức thống kê toán học để xử lí số liệu thu được.
    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Số lượng HS lớp 3- 4: 100 em (tương ứng với ba lớp).
    - Độ tuổi: 8-9 tuổi (tương ứng với HS lớp 3-4)
    - Địa bàn nghiên cứu: Tại hai trường Tiểu học Hưng Lộc, Hưng Dũng 1 (thành phố Vinh), và trường Tiểu học Nghi Ân (huyện Nghi Lộc).
    - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khai thác quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT cho HSTH.
    8. Đóng góp mới của đề tài
    - Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về trò chơi và việc tổ chức trò chơi; mối quan hệ giữa giờ SHTT với mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS tiểu học.
    - Đánh giá thực trạng tổ chức giờ SHTT ở Tiểu học.
    - Xây dựng quy trình tổ chức trò chơi cho HSTH thông qua giờ SHTT.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong giờ SHTT.
    Chương 2. Xây dựng quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT.
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...