Luận Văn Tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 4,5 thông qua dạy học nội dung hình học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu

    1 - lý do chọn đề tài
    Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 -11 tuổi, đây là giai đoạn học sinh có nhiều biến đổi trong nhận thức, trí tuệ và trong tâm sinh lý của trẻ. Hơn nữa, trong giai đoạn này nhận thức của trẻ chủ yếu là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính chưa phát triển, tư duy trực quan còn chiếm ưu thế, tư duy tưởng tượng còn hạn chế. ở trẻ chưa có khả năng tập trung chú ý lâu dài vào đối tượng, do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về các chức năng sinh lý, vì vậy các em dễ mệt mỏi, chán nản, dễ hưng phấn say mê nhưng cũng dễ bị kích động bi quan. Trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị hiểu động, tò mò thích khám phá nhưng lại thiếu khả năng tự kiềm chế bản thân mình.
    chúng ta biết rằng nội dung hình học ở Tiểu học nói chung, ở lớp 4,5 nói riêng chiếm khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng, nó đòi hỏi người học sinh phải có sự tư duy, tưởng tượng và liên kết khá cao. Những bài toán hình học thường khô khan, khó giải quyết bằng các thao tác tư duy cụ thể. Vậy làm thế nào để các em có những giờ học hình sôi nổi, nhẹ nhàng mà vẫn lĩnh hội được tri thức. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà giáo dục đã tìm ra một phương pháp (PP) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đảm bảo cho trẻ đáp ứng mục tiêu môn học. Đó chính là PP trò chơi – một trong những PP dạy học theo hướng tích cực của học sinh. PP trò chơi là một phương pháp dạy học (PPDH) sử dụng đến các hình thức của trò chơi để qua đó giúp học sinh lĩnh hội , khám phá tri thức. Từ đó hình thành nên những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Trò chơi là một hình thức học tập nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo. Các em vừa có thể được vui chơi, giải trí nhưng lại lĩnh hội được kiến thức trong giờ học. Sự đan xen giữa “ chơi mà học” , “ học mà chơi” nó giúp học sinh giảm tải đi những giờ học tẻ nhạt, căng thẳng , mệt mỏi và từ đó hình thành nên ở học sinh lòng say mê tinh thần tự khám phá tri thức. Đây là điều cần thiết phải hình thành ở học sinh trong quá trình dạy học. Đúng như nhà tâm lý học người Nga B.C.Grê-nhi-xkai-a đã cho rằng “ chúng ta không những phải tạo cho trẻ thì giờ để chơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng trò chơi”
    Chính vì những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn cho mình đề tài “ Tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 4,5 thông qua dạy học nội dung hình học” để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn trong khoá luận tốt nghiệp của mình.

    Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Thượng Giao (2004), Giáo trình phương pháp dạy học môn toán,
    Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    2. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà (1997), Giáo dục học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    3. Hà Nhật Thăng (2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    4. Chương trình Tiểu học (2002), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    5. Sách giáo khoa toán 4,5, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    6. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Quang Trung (2005), Giáo trình phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    7. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) (2006), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    8. Tạp chí Toán tuổi thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    9. Thụy An, Vũ Hồng Thái, Lý Hồng Điệp (2003), Bài tập rèn luyện các hoạt động hình học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    10. Phương Linh, Quế Quỳnh (2007), IQ vui học rèn trí thông minh, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    11. Thái Quỳnh (2007), IQ trắc nghiệm thông minh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...