Tiểu Luận Tổ chức tốt mô hình đồng quản lý khai thác phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển của bến tr

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Vị trí địa lý
    Bến Tre, mảnh đất nơi cuối nguồn của hệ thống sông Cửu Long tiếp giáp với biển Đông qua bốn cửa Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên; có chiều dài bờ biển trên 65 km và vùng lãnh hải rộng hơn 26.000 km2; Hệ đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển rất phong phú ( hơn 280 loài tảo đơn bào, 96 giống loài động vật nổi, 16 nhóm giống loài thủy sinh; với hơn 7.130 ha rừng ngập mặn ven biển có 3.250 ha được bảo tồn ) là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển. Cộng đồng cư dân vùng ven biển từ hằng trăm năm qua đã gắn bó với nghề truyền thống nầy dựa vào nếp sống cộng đồng để sinh kế và làm chỗ dựa cho các họat động cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

    [​IMG]


    II. Cơ hội và thách thức:
    Cơ hội:có được sự quan tâm của Đảng và nhà nước các cấp, các tổ chức kinh tế khoa học xã hội đối với vấn đề bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng trên nhiều lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao nhận thức quản lý Hợp tác xã, kiến thức Đồng quản lý, An toàn vệ sinh thực phẩm, quan trắc môi trường, bảo tồn nguồn lợi, giám sát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh võ, tiêu chí MSC
    Thách thức: số lượng phương tiện khai thác ven bờ còn khá lớn với đa loại hình ngư, lưới cụ có kích thước mắt lưới không phù hợp; cơ chế chính sách và hình thức quản lý chưa hiệu quả; nạn nghêu tặc còn diễn ra ở một vài Hợp tác xã quản lý yếu, gây tổn thất nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của hệ đa dạng sinh học, mất cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội và đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...