Thạc Sĩ Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho HS dân tộc

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Mục tiêu của dạy học ngày nay là đào tạo ra những con người có nhân cách có năng lực, có thể tham gia vào các lĩnh vực đa dạng của cuộc sống. Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục Việt Nam, điều
    28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

    Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông DTNT là nơi tạo nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn được Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm. Hệ thống trường DTNT không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, ở các trường DTNT hiện nay còn nhiều bất cập. Do những đặc trưng của HS dân tộc, sinh sống tại các vùng miền khác nhau, đa số là những vùng còn chậm phát triển nên việc tiếp thu lĩnh hội tri thức còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của học sinh? Hiện nay chúng ta đang đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy hoc ở bậc trung học phổ thông. Đối với các trường phổ thông DTNT cũng đã không ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng của nhà trường và đã có được những thành công nhất định. Việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của HS là một vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.

    Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn vật lý nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học. Việc tăng cường sử dụng TN trong giờ học vật lý là yếu tố then chốt trong đổi mới phương pháp dạy học vật lý. Việc nghiên cứu sử dụng TN trong giờ học vật lý từ trước đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên việc tổ chức sử dụng TN trực diện trong giờ học vật lý ở bậc trung học phổ thông thì hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu.


    Hơn nữa từ trước đến nay, các TN thuộc các chương “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi” nói chung, nhất là ở miền núi chưa được quan tâm một cách đúng mức, cho dù có những TN rất đơn giản, có thể tận dụng những vật liệu rẻ tiền để hướng dẫn HS làm một số TN góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học các nội dung kiến thức ở trên. Với lí do nói trên chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho HS dân tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi”(vật lý 11).



    MỤC LỤC




    MỞ ĐẦU

    Trang

    I. Lý do chọn đề tài 1
    II. Mục đích của đề tài 2
    III. Giả thiết khoa học 2
    IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
    V. Nhiệm vụ của đề tài 3
    VI. Phương pháp nghiên cứu 3
    VII. Giới hạn nghiên cứu 3
    VIII. Đóng góp của đề tài 3
    IX Cấu trúc của đề tài 4

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    1.1. Lịch sử vấn đề 5
    1.2 Nhiêm vụ dạy học môn vật lý ở trường phổ thông 6
    1.3 Một số quan điểm hiện đại về phương pháp dạy học môn vật lý 7
    1.4 Hứng thú, tích cực, tự lực của HS trong hoạt động học tập vật 8
    lý ở trường phổ thông
    1.4.1. Hứng thú của HS trong học tập vật lý ở trường phổ thông 8
    1.4.2. Tính tích cực của HS trong hoạt động học tập 9
    1.4.3. Tính tự lực trong hoạt động học tập của học sinh 10
    1.4.4. Quan hệ giữa tích cực, tự lực học tập và hứng thú nhận thức 11
    1.4.5. Phương pháp hình thành, phát triển hứng thú, tích cực, tự lực 11
    học tập của HS
    1.5. Một số đặc điểm của HS phổ thông DTNT liên qua đến hứng 12
    thú và tính tích cực, tự lực trong hoạt động học tập
    1.6. Các phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực và hứng thú 13
    nhận thức trong dạy học vật lý
    1.6.1 Khái niệm 13
    1.6.2. Những dầu hiệu đặc trưng của các phương pháp nhằm phát huy 14
    tính tích cực, tự lực và gây hứng thú cho HS
    1.6.3. Các phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển 15

    1.7.1. Khái niệm về TN vật lý 19
    1.7.2. Đặc điểm của TN vật lý 19
    1.7.3. Vai trò của TN trong dạy học vật lý 20
    1.7.4. Phân loại TN vật lý trong trường phổ thông 27
    1.8. Thí nghiệm trực diện 28
    1.8.1. Khái niệm TN trực diện 28
    1.8.2. Vị trí của TN trực diện 28
    1.8.3. Mục đích sử dụng TN trực diện 28
    1.9. Yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp dạy học trong việc sử dụng TN 30
    1.9.1. Những yêu cầu chung khi sử dụng TN 30
    1.9.2. Những yêu cầu đối với việc sử dụng TN trực diện 31
    1.10. Thực trạng dạy học vật lý có sử dụng TN ở một số trường phổ 32 thông DTNT
    1.10.1. Mục đích, phương pháp điều tra 32
    1.10.2. Kết quả điều tra 33
    Kết luận chương 1 37


    Chương 2: XÂY DỰNG VÀ TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRỰC DIỆN KHI DẠY PHẦN “ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRưỜNG” VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” (Vật lý 11)
    2.1. Thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể 38
    2.1.1. Xác định mục đích yêu cầu 38
    2.1.2. Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung kiến thức 39
    2.1.3. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức 39
    2.1.4. Xác định tiến trình dạy học cụ thể 39
    2.2. Sử dụng TN trong giờ học vật lý nhằm kích thích hứng thú,
    40
    phát huy tính tích cực, tự lực học tập cho HS
    2.2.1. Sơ đồ cấu trúc các bước tiến hành TN 40
    2.2.2. Sử dụng TN trong giờ học vật lý để xây dựng logic kiến thức
    41
    của bài học
    2.2.3 Tổ chức và hướng dẫn TN trực diện 45
    2.3. Cấu trúc và đặc điểm kiến thức chương “Điện tích, điện trường”
    49
    và “Dòng điện không đổi”

    2.3.2. Mức độ yêu cầu và các kỹ năng cần rèn luyện 52
    2.3.3. Soạn thảo tiến trình dạy học các bài học cụ thể trong phần “Điện
    54
    tích, điện trường”và “Dòng điện không đổi” (Vật lý 11)
    2.3.3.1. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 1 54
    2.3.3.2. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 2 70
    2.3.3.3. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 3 83
    Kết luận chương 2 94

    Chương 3: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM (TNSP)

    3.1. Mục đích TNSP 95
    3.2. Nhiệm vụ TNSP 95
    3.3. Đối tượng và cơ sở TNSP 95
    3.4. Phương pháp TNSP 96
    3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực TNSP 96
    3.6. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến TNSP 97
    3.7. Các giai đoạn TNSP 98
    3.7.1. Công tác chuẩn bị cho TNSP 98
    3.7.2. Tiến hành TNSP 99
    3.7.3. Xử lý và phân tích kết quả TNSP 99
    3.7.3.1. Đánh giá cụ thể tiến trình dạy học các bài học đã soạn thảo. 99
    3.7.3.2. Kết quả và xử lý kết quả TNSP 104
    3.8. Đánh giá chung về TNSP 115
    Kết luận chương 3 116

    KẾT LUẬN 118
    CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN VĂN 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...