Luận Văn Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và vấn đề gia nhập của Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Đối với Việt Nam, hội nhập KTQT đã trở thành sự nghiệp quan trọng của
    đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều
    thiết chế thương mại khu vực và quốc tế. Hiển nhiên, đây không phải là quá trình
    chỉ hưởng lợi "một chiều". Tham gia hội nhập KTQT cũng có nghĩa là Việt Nam
    phải sẵn sàng tuân theo "luật chơi" chung như mọi quốc gia khác. Thực tiễn đó
    mở ra nhiều cơ hội lớn trong phát triển thưong mại và kinh tế quốc dân, nhưng
    cũng đặt ra nhiều thách thức mới đòi hỏi phải được xử lý thoả đáng để chúng
    không trở thành nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.
    Ngày 7/11/2006, tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị
    định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập WTO. Sự kiện này mở ra
    cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua
    khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Chính vì
    vậy, "Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam" là đề tài
    của luận án được lựa chọn, thông qua đó thực hiện việc nghiên cứu nhằm góp
    phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong chính sách thương mại
    của nước ta, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập KTQT của đất
    nước đạt được hiệu quả thiết thực và tham gia WTO một cách hiệu quả.
    2. Mục đích của luận án
    - Làm rõ về lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển của WTO;
    - Sự cần thiết phải tham gia vào WTO của Việt Nam.
    - Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của nước láng giềng, làm rõ những
    vấn đề chủ yếu đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia vào WTO.
    - Nghiên cứu một số nội dung chủ yếu trong cam kết gia nhập, qua đó rút
    ra những vấn đề thực hiện trong giai đoạn đầu cho Việt Nam, khi đã là thành
    viên chính thức của WTO
    - Đề xuất một số kiến nghị, biện pháp điều chỉnh chính sách thương mại
    của Việt Nam, và cho doanh nghiệp để tham gia có hiệu quả vào WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
    3.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề chung về WTO và quá
    trình tham gia và thực hiện của Việt Nam giai đoạn trước và sau khi là thành
    2
    viên của WTO, tổ chức thương mại quốc tế đang ảnh hưởng đến 90% thương
    mại toàn cầu, và có tác động lớn đến cơ cấu thương mại của Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Để hướng vào việc phân tích những vấn đề chủ yếu trong quá trình hội nhập
    của đất nước, phạm vi nghiên cứu của luận án được hướng vào các vấn đề sau:
    ã Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
    ã Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và những vấn đề cần phải giải
    quyết sau khi gia nhập WTO (Tức là thành viên chính thức của WTO). Luận án
    chủ yếu đi vào nghiên cứu và đề xuất những điều chỉnh trong chính sách thương
    mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của Việt Nam, cũng như những biện pháp
    cụ thể cho giới doanh nghiệp để Việt Nam tham gia vào WTO có hiệu quả.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích và tổng hợp,
    so sánh và đối chiếu, tham vấn chuyên gia . Trên cơ sở những vấn đề chung về
    WTO, luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thương mại hàng hóa, thương
    mại dịch vụ của Việt Nam và tình hình đàm phán và những vấn đề đặt ra trong
    thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Rút ra những đánh giá và
    giải pháp điều chỉnh chính sách thương mại hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam để
    tham gia vào WTO có hiệu quả. Để xây dựng luận án và giải quyết các vấn đề
    đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin về duy vật
    biện chứng, duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm, chính sách của Đảng và
    nhà nước về đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ của
    luận án. Các quan điểm và nghiên cứu của tác giả trên giác độ của một nhà quản
    lý doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể trong lĩnh vực đóng tàu.
    5. Tổng quan nghiên cứu đề tài luận án trong và ngoài nước
    Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu phân tích cụ thể vai trò, xu thế và kinh
    nghiệm của thương mại tự do, tổng hợp kinh nghiệm chính sách thương mại của
    các nước thành viên. Mặc dầu vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
    điều kiện cụ thể của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
    Ở nước ta, vấn đề gia nhập WTO là một đề tài “nóng” với rất nhiều nghiên
    cứu, tranh luận. Các cơ quan nghiên cứu và các nhà kinh tế trong nước và ngoài
    nước cũng đã có nhiều các bài viết khảo cứu có giá trị về cơ hội và thách thức
    cho Việt Nam khi gia nhập WTO.
    3
    Tuy nhiên, các đề tài và nghiên cứu phần lớn vẫn thiên về đánh giá thực
    trạng, phân tích các sắc thái hình thức của vấn đề mà chưa đi sâu nghiên cứu bản
    chất của hiện tượng hoặc chỉ tập trung xử lý tình huống. Chưa thực sự xem xét
    một cách đầy đủ và có hệ thống trong chính sách thương mại đối với vấn đề gia
    nhập WTO của Việt Nam cả trên góc độ vĩ mô cấp nhà nước và vi mô đối với
    các doanh nghiệp.
    6. Những đóng góp mới của Luận án
    - Gia nhập WTO mới chỉ là bước khởi đầu. Việc tận dụng tối đa môi
    trường phát triển thương mại của WTO trong giai đoạn “hậu” gia nhập sẽ phụ
    thuộc rất nhiều vào chính sách thương mại và sự năng động của các doanh
    nghiệp Việt Nam.
    - Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hội nhập KTQT, chính sách thương mại
    nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, luận án
    đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện xuất phát từ yêu cầu
    thay đổi về quan điểm, nhận thức đến việc xây dựng các giải pháp chung và cuối
    cùng là những kiến nghị cụ thể. Luận án sẽ cố gắng hệ thống hoá các vấn đề liên
    quan đến WTO và sự tham gia của Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp đối với
    chính sách và doanh nghiệp để Việt Nam tham gia một cách có hiệu quả, đóng
    góp một tiếng nói tới sự nghiệp chung của đất nước, sự nghiệp đổi mới và phát
    triển kinh tế thông qua việc giải quyết các vấn đề tiềm tàng khi tham gia vào
    WTO trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Nghiên cứu một hướng tiếp cận mới trong việc hoạch định chính sách
    thương mại nhằm định hướng sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế khai
    thác tốt nhất tiềm năng của đất nước;
    - Bên cạnh đó, đề xuất các kiến nghị mở rộng về sự cần thiết phải đổi mới
    môi trường kinh doanh, cơ chế quản lý phù hợp, lựa chọn hướng đầu tư đúng
    đắn, cho phép phát huy tối đa hiệu lực của chính sách thương mại.
    7. Kết cấu của luận án:
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các biểu bảng, sơ đồ,
    danh mục các từ viết tắt và ký hiệu, phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham
    khảo, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan về tổ chức thương mại thế giới.
    Chương 2: Thực trạng chính sách và một số vấn đề đối với thương mại
    Việt Nam thời kỳ sau gia nhập WTO.
    Chương 3: Những biện pháp để Việt Nam tham gia hiệu quả vào WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...