Tiểu Luận Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 5/6/21
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế
    thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ
    1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mại
    đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong
    thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả vế quy
    mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan
    trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế.
    Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình,WTO đã
    tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiến
    trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi
    để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ
    thông các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và
    đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước
    đang phát triển.
    Để có thể tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển nền
    kinh tế của các nước đang phát triển, em đã lựa chọn đề tài:
    Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó
    đối với các nước đang phát triển.
    làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của
    khoá luận được chia làm ba chương:
    Chương 1 : Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO.
    Chưong 2 : Tác động của WTO đến các nước đang phát triển.
    Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và thách
    thức.
    Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm qua tại Khoa Kinh tế Đại
    học Quốc Gia-Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Khu
    Thị Tuyết Mai, em đã hoàn thành được bài khoá luận này. Tuy nhiên, do tính
    phức tạp của vấn đề nghiên cứu và do trình độ có hạn của người viết khoá luận
    4
    này không tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của
    các thầy cô giáo để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành
    cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...