Luận Văn Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của Tiểu đoàn bộ binh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẬU CẦN THƯỜNG XUYÊN NĂM CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH

    MỞ ĐẦU

    Công tác hậu cần thường xuyên của dBB là một trong các công tác của đơn vị. Có nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ kịp thời mọi mặt về hậu cần cho đơn vị huấn luyện,xây dựng,SSCĐ và nâng cao đời sống bộ đội. Tiến hành công tác hậu cần thường xuyên ở dBB là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ. Trong đó cán bộ, nhân viên hậu cần là lực lượng nòng cốt. Để hoàn thành cộng tác hậu cần với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao đòi hỏỉ công tác tổ chức, điều khiển, phối hợp . giữa các lực lượng, các mặt hoạt động hậu cần theo mục tiêu nhất định phải được tiến hành một cách khoa học. Yêu cầu đặt ra cho hậu cần Tiểu đoàn là phải thực hiện tốt công tác KHHC.

    Công tác kế hoách hậu cần gồm hai quá trình: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.Lập kế hoạch là quá trình đầu tiên, tuy nhiên KHHC có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tổ chức thực hiện. Đây là giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng, là khâu trung tâm có ý nghĩa quyết định đến kết quả công tác bảo đảm hậu cần cho mọi nhiệm vụ của đơn vị.

    Một số đơn vị, đặc biệt là cấp Tiểu đoàn việc tổ chức thực hiện KHHC còn có những bất cập. Tiến hành công tác hậu cần thường xuyên hiện nay phải chịu những tác động cả tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gây ra sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ xung hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn trong tổ chức thực hiện KHHC thưòng xuyên năm ở dBB, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

    Từ những vấn đền về lý luận và thực tiễn đó, đề tài khoá luận “Tổ chức thực hiện Kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của dBB” được đặt ra nghiên cứu cấp thiết.

    Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm củng cố, nâng cao nhận thức lý luận công tác kế hoạch hậu cần ở dBB, rèn luyện khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo trong huấn luyện và tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên ở Tiểu đoàn.

    Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB. Từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB biên chế đủ quân với trang bị hiện có, địa bàn đóng quân ở địa hình trung du, Tiểu đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện xây dựng đơn vị, sẵn sàng chiến đấu, đồng thời sẵn sàng nhận nhiệm vụ khác khi cấp trên giao cho.

    Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoá luận sử dụng các phương pháp cụ thể khác như:L Logic lịch sử, khảo sát thực tiễn, thống kê, xem xét phân tích một cách khoa học các vấn đề đặt ra

    Kết cấu khoá luận:

    Ngoài mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu làm 2 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

    Chương 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của dBB




    Chương 1

    Cơ sở lý luận và thực tiễn

    1.1 Cơ sở lý luận

    Để giải quết một công việc mỗi người có một cách thức và phương pháp khác nhau. Năng suất và chất lượng của các hoạt dộng có cao hay không phụ thuộc vào tính khoa học của cách tiến hành. Do đó chú trọng tới việc tính toán, sắp đặt các công việc dự định làm một cách khoa học thì khi tổ chức thực hiện sẽ nâng cao được kết quả. Vì vậy để chủ động, khi làm bất cứ việc gì cũng phải có kế hoạch, tuy theo đặc điểm tình hình của mỗi nhiệm vụ mà phương thức này ngày càng được bổ sung hoàn chủnh và áp dụng linh hoạt, sáng tạo hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

    Khi tổ chức thực hiện không được tuỳ tiện mà phải căn cứ vào mức độ, tầm quan trọng để sắp xếp việc gì cần làm trước, việc gì làm sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kế hoạch, theo Người: “Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít. Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công cho khéo ” Như vậy muốn tránh việc phải bỏ công sức nhiều mà kết quả thu ít, tiêu tốn nhiều thời gian vô ích thì trước tiên phải có kế hoạch làm việc cụ thể. Nhưng chỉ xây dựng được kế hoạch thì chưa đủ, “Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công cho khéo” nghĩa là trên cơ sở kế hoạch đã được xác định phải tổ chức thực hiện cho khéo léo, hợp lý. Lập kế hoạch phải gắn với tổ chức thực hiện kế hoặc, đó là hai bước không thể tách rời nhau. Tổ chức thực hiện kế hoạch vừa là nghệ thuật trong sắp đặt bố trí công việc, cũng là thể hiện sự tinh tế trong dùng người và sử dụng nhân lực. Với ý nghĩa như vậy, trong qua trình xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch luôn được lãnh đạo chỉ huy các cấp quan tâm,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...