Luận Văn Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Hansoll Vina – thực trạn

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: ii

    MỤC LỤC NỘI DUNG
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ HỢP
    ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 7
    1.1. Khái niệm về gia công xuất khẩu: 7
    1.2. Hàng hóa gia công: 7
    1.3. Vai trò gia công xuất khẩu đối với các doanh nghiệp: . 8
    1.3.1. Đối với nước đặt gia công: . 8
    1.3.2. Đối với nước nhận gia công: 8
    1.4. Ưu và nhược điểm của hình thức gia công quốc tế: . 8
    1.4.1. Ưu điểm: 8
    1.4.2. Nhược điểm: 9
    1.5. Các hình thức gia công quốc tế: . 9
    1.5.1. Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất: . 10
    1.5.1.1. Phương thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: 10
    1.5.1.2. Phương thức mua đứt bán đoạn: 10
    1.5.1.3. Phương thức kết hợp: .10
    1.5.2. Theo giá gia công: . 10
    1.5.2.1. Hợp đồng thực thi thực thanh: .10
    1.5.2.2. Hợp đồng khoán: 10
    1.5.3. Theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu: 10
    1.5.4. Theo loại hình sản xuất: . 11
    1.6. Định mức gia công: 11
    1.7. Qui định của nhà nước đối với hoạt động gia công xuất khẩu: 12
    1.8. Khái quát về hợp đồng gia công xuất khẩu: . 13
    1.8.1. Khái niệm: . 13
    1.8.2. Hình thức và nội dung của hợp đồng: 14
    1.8.2.1. Hình thức: .14 Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: iii

    1.8.2.2. Nội dung: 14
    1.9. Tổng quan về ngành hàng: . 21
    1.9.1. Sự hình thành và phát triển của ngành hàng: . 21
    1.9.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất: . 21
    1.9.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành hàng: 21
    CHƯƠNG 2- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
    CỦA CÔNG TY HANSOLL VINA . 22
    2.1. Công ty mẹ Hansoll Textile: . 22
    2.2. Khái quát về công ty Hansoll Vina: . 22
    2.2.1. Giới thiệu công ty: . 22
    2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: . 23
    2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bảncủa công ty: . 24
    2.2.3.1. Chức năng: .24
    2.2.3.2. Nhiệm vụ: .24
    2.2.3.3. Quyền hạn: .24
    2.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty Hansoll Vina: 25
    2.2.4.1. Cơ cấu tổ chức: 25
    2.2.4.2. Cơ cấu nhân sự: 26
    2.2.4.3. Chức năng cơ cấu nhân sự: 27
    2.2.5. Vài nét về tình hình tài chính của doanh nghiệp: 30
    2.3. Thực trạng xuất nhập khẩu của công ty Hansoll Vina: . 30
    2.3.1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc gia công tại công ty Hansoll
    Vina: . 30
    2.3.2. Tình hình nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu: . 33
    2.4. Tiêu chí và định hướng phát triển của công ty Hansoll Vina: 34
    2.4.1. Tiêu chí: . 34
    2.4.2. Định hướng: . 34 Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: iv

    CHƯƠNG 3- TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA
    CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAN-SOLL VINA 36
    3.1. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công của công ty Hansoll Vina và công
    ty Hansoll Textile: . 36
    3.1.1. Phân tích hợp đồng: 36
    3.1.2. Kết luận: 37
    3.2.1. Đăng Ký hợp đồng: . 37
    3.2.2. Nhập nguyên phụ liệu gia công: 38
    3.2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu: 38
    3.2.2.2. Mở sổ gia công: 38
    3.2.2.3. Mở tờ khai gia công: 39
    3.2.2.4. Thủ tục nhận hàng: .41
    3.2.2.5. Kiểm tra hải quan hàng nhập khẩu: .43
    3.2.3. Tiến hành sản xuất: 44
    3.2.4. Thủ tục xuất thành phẩm: . 45
    3.2.4.1. Xuất khẩu thành phẩm gia công: .45
    3.2.4.2. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: 46
    3.2.4.3. Thuê phương tiện vận tải: 47
    3.2.4.4. Làm thủ tục hải quan: .47
    3.2.4.5. Giao hàng cho người vận tải: .48
    3.2.4.6. Thông báo giao hàng: .49
    3.2.4.7. Lập bộ chứng từ giao hàng: .50
    3.2.4.8. Tiến hành xin giấy chứng nhận xuất sứ (C/O): 50
    3.2.4.9. Tiến hành xin cấp hạng ngạch VISA cho lô hàng: 51
    3.2.5. Thanh lý hợp đồng: . 52
    3.3. Đánh giá chung về tình hình của công ty Hansoll Vina: 53
    3.3.1. Điểm mạnh: . 53
    3.3.2. Điểm yếu: . 55 Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: v

    3.3.3. Cơ hội: 56
    3.3.4. Đe dọa: . 57
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ CỤ THỂ
    NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP
    ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI
    CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA 58
    4.1. Mục tiêu phát triển hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty trong thời
    gian tới: . 58
    4.2. Giải pháp vi mô cụ thể: . 58
    4.2.1. Lập phòng thiết kế sản phẩm và phòng marketing: 58
    4.2.2. Lập phòng kinh doanh trên thị trường nội địa: 59
    4.2.3. Giải pháp về ngôn ngữ và văn hoá: . 59
    4.2.4. Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm: 60
    4.2.5. Tăng cường kiểm soát nguyên phụ liệu đầu vào: 60
    4.2.6. Nghiên cứu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước: 61
    4.3.1. Dần thay thế hình thức gia công xuất khẩu: 61
    4.3.2. Giải pháp nguyên liệu: . 62
    KẾT LUẬN: . 65
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
    PHỤ LỤC 68
    Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 1

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài:
    Nền kinh tế của một nước không thể tồn tại nếu không giao lưu, trao đổi, mua
    bán hàng hóa với các nước khác, ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh xuất
    nhập khẩu có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế một quốc gia. Một cách xác
    thật nhất, thông qua thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại nước ta trong những
    năm qua có kim ngạch luôn tăng qua các năm, hoạt động kinh doanh xuất nhập
    khẩu có những đóng góp rất lớn trong công cuộc cải thiện và nâng cao nền kinh tế,
    góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ, nâng cao đời sống nhân dân.
    Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì ta không thể không kể đến
    hoạt động gia công xuất khẩu. Trong khi đó Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của
    thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì ngành may mặc là ngành không thể
    thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngành may mặc
    không những cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước, mà còn vươn ra thị
    trường nước ngoài, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt
    Nam. Hiện nay, sản phẩm của ngành ngày càng đa dạng và phong phú có khả năng
    cạnh tranh cao trên thị trường, thu hút được nguồn ngoại tệ. Trong điều kiện kinh tế
    Việt Nam hiện nay thì hoạt động gia công xuất khẩu là một giải pháp tốt nhất để
    thâm nhập vào thị trường thế giới đưa sản phẩm Việt Nam tiếp cận với thị trường
    nước ngoài vì điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ta còn kém và lạc
    hậu. Đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận công nghệ mới và tiếp thu, hoc hỏi cách
    quản lý của những nước đặt gia công
    Tận dụng được những lợi thế như giá nhân công rẻ, chính sách đầu tư thông
    thoáng và các điều kiện trên công ty Hansoll Vina đã lựa chọn cho mình một hướng
    đi đúng đắng khi đầu tư vào Việt Nam để hoạt động gia công xuất khẩu hàng may
    mặc.
    Xuất phát từ tình hình thực tế và những điều kiện nêu trên nên trong thời gian
    thực tập tại công ty Hansoll Vina em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Tổ chức thực
    hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Hansoll
    Vina – thực trạng và giải pháp”.

    2. Chủ đề và trọng tâm nghiên cứu:
    Đề tài: “Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại
    công ty TNHH Hansoll vina – thực trạng và giải pháp”.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc
    giữa công ty mẹ Hansoll Textile và công ty Hansoll Vina. Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 2

    Sự khác biệt trong việc ký kết hợp đồng gia công của công ty mẹ Hansoll
    Textile và hợp đồng công ty con Hansoll Vina giữa các công ty không có mối quan
    hệ mẹ con:


    Công ty Hansoll Textile và
    công ty Hansoll Vina.
    Công ty không có mối quan hệ.
    Mô hình
    Tầng nấc trong cơ cấu tổ
    chức, về mặt lý thuyết, là
    không giới hạn – công ty mẹ,
    công ty con, công ty cháu.
    Cơ cấu tổ chức của tổng công ty (một
    nhóm các công ty) bị giới hạn có 3 cấp –
    tổng công ty, công ty và xí nghiệp hạch
    toán phụ thuộc (hoặc tương đương.
    Quan hệ Trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm vô hạn.
    Pháp lý
    Các doanh nghiệp là những
    pháp nhân đầy đủ
    Các đơn vị thành viên của tổng công ty
    và công ty là những pháp nhân độc lập
    chưa đầy đủ.
    Quản lý
    Công ty mẹ là một doanh
    nghiệp có sản phẩm, có
    khách hàng, có thị trường.
    Phần lớn bộ máy của tổng công ty chỉ
    thực hiện chức năng quản lý hành chính.
    Quy chế,
    Quy định
    Mang tính chất quản lý. Có tính pháp qui
    Sở hữu
    Công ty mẹ chỉ sở hữu phần
    vốn đầu tư trong công ty con
    mà thôi, và vốn của công ty
    con là tài sản của công ty mẹ
    (đầu tư dài hạn).
    Trong mô hình hiện hữu, tổng công ty
    (công ty) là chủ sở hữu của cả sản nghiệp
    (cả tài sản có và tài sản nợ) của công ty
    thành viên, tức vừa sở hữu vốn vừa sở
    hữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn)
    công ty con là tài sản (vốn) của công ty
    mẹ.
    Các điều
    Khoản
    Thông thoáng vì có lòng tin Chặt chẽ hơn Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 3

    3. Mục đích nghiên cứu:
    Học tập kinh nghiệm và bổ trợ kiến thức cho ngành học cũng như công việc
    sau này.
    Nghiên cứu sâu hơn ngành xuất khẩu hàng may mặc gia công
    Đánh giá những thuận lợi khó khăn của hoạt động Tổ chức thực hiện hợp đồng
    gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Hansoll Vina.
    Nắm rõ hơn về qui trình thực hiện một bản hợp đồng gia công xuất khẩu.

    4. Mục tiêu nghiên cứu:
    Hiểu rõ hơn như thế nào là hợp đồng gia công xuất khẩu.
    Đưa ra giải pháp và kiến nghị của bản thân cho công ty, cũng như các bộ phận
    liên quan từ đó nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
    hàng may mặc tại công ty TNHH Hansoll Vina.
    Đưa ra những điều khoản còn chưa hợp lý hoặc còn thiếu trong hợp đồng xuất
    khẩu giữa công ty mẹ Hansoll Textile và công ty Hansoll Vina.
    Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình gia công xuất khẩu.
    Nắm rõ các hoạt động Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng
    may mặc tại công ty.

    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu tại công ty TNHH Hansoll
    Vina.
    Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất
    khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Hansoll Vina từ năm 2009-2012
    Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc
    tại công ty TNHH Hansoll Vina.
    Đề tài sẽ phân tích dựa trên số liệu của công ty cung cấp.

    6. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
     Phương pháp thống kê:
     Phương pháp tổng hợp: tập hợp các số liệu, tài liệu tìm được cung như lấy
    tại công ty TNHH Hansoll Vina
     Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu cũng như các tài liệu tìm được
    thông qua sách, báo chí, Internet và của công ty cung cấp.
    Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 4

    7. Bố cục của đề tài:
    Gồm ba chương như sau:
     CHƯƠNG 1- Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu
     CHƯƠNG 2- Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hansoll Vina
     CHƯƠNG 3- Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty
    Hansoll Vina.
     CHƯƠNG 4: Một số giải pháp-kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động
    thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH
    Hansoll Vina.

    8. Tổng quan các tài liệu:
    Để định nghĩa và giới thiệu một cách rõ ràng những định nghĩa về một bản
    hợp đồng gia công, những pháp lý về hợp đồng, quy trình thực hiện bản hợp đồng
    em đã lấy thông tin từ các cuốn sách: Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu, kỹ thuật
    nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại,
    Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, Nghiệp Vụ Ngoại Thương: Lý Thuyết Và Thực Hành.
    Những cuốn sách này em đã mượn của thư viện trường, một số mua ở nhà sách
    cũng như sử dụng các nguồn tài liệu từ các trang web như:
    http://www.customs.gov.vn, www.mot.gov.vn.Các nguồn thông tin được lấy
    từ các trang web và sách trên chưa cung cấp đủ các thông tin cần thiết để hoàn
    chỉnh bài báo cáo mà, em còn sử dụng các nguồn tài liệu do công ty Hansoll Vina
    cấp và kinh nghiệm thật tế của bản thân trong suốt quá trình đi thực tập tại công ty.
    Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 5

    9. Kế hoạch thời gian thực hiện:
    Tuần 1, 2
    (25/02 – 10/03)
     Xây dựng đề cương thực tập.
     Sửa đề cương sơ bộ và chi tiết.
     Sinh viên hoàn chỉnh đề cương
    Tuần 3,4,5,6
    (11/03 – 07/4)
     Sinh viên thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp
    Tuần 7,8,9
    (08/4 – 28/4)
     Xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp.
     Viết bản thảo chuyên đề.
     Giáo viên sửa bản thảo.
    Tuần 10,11
    (29/4 – 09/5)
     Sinh viên chỉnh sửa bản thảo –Viết bản chính thức.
     Sinh viên nộp bản chính thức. Hạng cuối SV nộp bản
    chính là 09/5/2013.
    Tuần 12
    (09/5 – 16/5)
     Giáo viên đánh giá kết quả.

    10. Thiết kế nghiên cứu ( phương pháp luận và phương pháp):
    Phương pháp luận: em dùng các phương pháp này nhằm đưa quan điểm của
    mình và các cơ sở lý luận. Từ đó đưa ra: “Ưu và nhược điểm, khó khăn, thuận lợi,
    của hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại
    công ty Hansoll Vina là gì? Những giải pháp cải thiện tốt nhất của em và của nhà
    nước là gì? Kiến nghị của bản thân nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu
    là gì?” Trong quá trình nghiên cứu tổng hợp tài liệu cũng như kiến thức sẽ giúp em
    hiểu rõ hơn “như thế nào là quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty
    Hansoll Vina?” không những vậy mà em có thể trả lời được những câu hỏi bản thân
    chưa hiểu rõ như:
     Hợp đồng gia công xuất khẩu là gì?
     Khi thực hiện hợp đồng gia công tại doanh nghiệp cũng như tại Việt Nam
    sẽ có lợi và có hại gì?
     Công ty Hansoll Vina là công ty như thế nào? Cơ chế hoạt động ra sao?
    Các bộ phận trong công ty ra sao? Tình hình xuất khẩu của công ty ra sao?
     Tại sao gia công xuất khẩu mang lại lợi nhuận thấp mà các doanh nghiệp
    Việt Nam vẫn duy trì thực hiện?
    Phương pháp nghiên cứu:
     Phương pháp thống kê: thống kê tất cả các thông tin cần thiết cho bài báo
    cáo. Đưa ra nhận định từ các thông tin trên. Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 6

     Phương pháp tổng hợp: tập hợp các số liệu, tài liệu tìm được cũng như lấy
    tại công ty TNHH Hansoll Vina
     Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu cũng như các tài liệu tìm được
    thông qua sách, báo chí, Internet và của công ty cung cấp.
    Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 7

    CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ
    HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
    1.1. Khái niệm về gia công xuất khẩu:
    Theo điều 178 trongLuật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06
    năm 2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006, như sau: “Gia công trong thương mại là
    hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ
    nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
    trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
    Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân định nghĩa: “Gia công xuất khẩu là một
    Phương thức kinh doanh sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công
    ở một nước cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo
    mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công ở nước khác tổ chức quá trình sản
    xuất sản phẩm theo yêu cầu bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận
    gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công gọi là phí gia công.”
    (GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, 2011, trang 365)
    Sơ đồ 1.2: sơ đồ gia công xuất khẩu:








    NGUỒN: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, 2011

    1.2. Hàng hóa gia công:
    Qui định của Việt Nam về hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài
    theo điều 29 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 như sau: “Thương nhân,
    kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận gia công hàng hóa cho
    thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
    Trả tiền công gia công
    Trả sản phẩm hoàn chỉnh
    Bên đặt gia
    công
    (ở một nước )
    Bên nhận gia công
    (ở nước khác)
    Tổ chức quá
    trình
    Sản xuất
    MMTB, NPL,

    BTP, mẫu hàng Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 8

    xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với
    hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng
    sau khi được Bộ Thương Mại cấp phép.”

    1.3. Vai trò gia công xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:
    1.3.1. Đối với nước đặt gia công:
    Tận dụng chi phí nhân công rẻ, do đó hạ được giá thành sản phẩm, làm tăng
    sức cạnh tranh của sản phẩm.
    Khai thác được nguồn tài nguyên và lao động từ nước nhận gia công.
    Cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời

    1.3.2. Đối với nước nhận gia công:
    Giải quyết được công ăn, việc làm cho người lao động.
    Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tập trung công nghệ kỹ thuật hiện đại góp phần
    cải tiến sản xuất trong nước.
    Theo nhận định của PGS.TS.Nguyễn Sinh Cúc trong tạp chí cộng sản: “Kim
    ngạch xuất khẩu chủ yếu trong năm 2012 vẫn là mặt hàng gia côngnhư điện thoại và
    các linh kiện, điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, phương tiện
    vận tải và phụ tùng, gỗ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thế mạnh như dệt
    may, thủy sản lại tăng chậm: dệt may tăng 8,2%, thủy sản tăng 1,8%, giày dép tăng
    11%, mây tre tăng 6%, điều tăng 1,5%. Riêng mặt hàng gạo tuy tăng 10% về lượng
    nhưng lại giảm 1,8% về giá (bình quân giảm 43 USD/tấn ), cao su tăng 29% về
    lượng, nhưng giảm 12% về kim ngạch so với năm 2011, ”. Từ đó, ta có thể thấy
    hoạt động gia công xuất khẩu rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Nhờ
    vận dụng nó mà nền kinh tế của Việt Nam đã khai thác được mặt lợi thế về lao động
    cũng như thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Mặt lợi ích của hoạt
    động này không chỉ dừng lại ở đó, nó còn giúp cho người lao động nâng cao tay
    nghề. Tăng cường các mối quan hệ ra ngoài nước.
    (PGS.TS.Nguyễn Sinh Cúc, tạp chí cộng sản, 2013)

    1.4. Ưu và nhược điểm của hình thức gia công quốc tế:
    1.4.1. Ưu điểm:
    Thị trường tiêu thụ có sẵn, không cần bỏ phí cho các hoạt động bán sản phẩm
    xuất khẩu.
    Vốn đầu tư cho sản xuất ít. Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 9

    Đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện may thấp, chưa có
    mẫu mã, nhãn hiệu và uy tín trên thị trường thì hình thức gia công xuất khẩu sẽ giúp
    cho các doanh nghiệp được tiếp cận với kỹ thuật hiện đại, mẫu mã đa dạng, học
    được nhiều kinh nghiệm, tích luỹ vốn.
    Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh
    doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
    Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ
    Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử
    dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.
    (GS.TS.Võ Thanh Thu, Kinh Tế và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
    Thương Mại, 2-2011, trang 223 và 224)
    1.4.2. Nhược điểm:
    Tính bị động cao, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào bên đặt gia công rất nhiều:
    Phụ thuộc về giá cả, mẫu mã, nguyên liệu, vật tư lẫn máy móc thiết bị, Vì thế hình
    thức gia công xuất khẩu này đối với các doanh nghiệp lớn khó có thể phát huy hết
    khả năng của mình, phát triển và tìm được lợi nhuận cao.
    Doanh nghiệp Việt Nam có thể bị lợi dụng nếu không tìm hiểu kỹ đối tác
    trước khi ký hợp đồng. Đối tác có thể lợi dụng bán máy móc hư hao, lạc hậu cho
    doanh nghiệp Việt làm giảm năng suất và ô nhiễm.
    Có nhiều trường hợp bên đặt gia công lợi dụng hình thức gia công để đưa nhãn
    hiệu hàng hoá chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam làm giảm uy tín sản
    phẩm của Việt Nam.
    Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn
    giá công ngày một giảm.
    Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh gia công xuất khẩu, doanh nghiệp
    khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không
    thể xây dựng chiến lược sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối; xây dựng
    kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm
    (GS.TS.Võ Thanh Thu, Kinh Tế và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
    Thương Mại, 2-2011, trang 223 và 224)

    1.5. Các hình thức gia công quốc tế:
    Có một số dạng hình thức khác gia công quốc tế khác nhau, nó thường được
    phân loại gia công hàng xuất khẩu dựa trên các tiêu thức sau:
    Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 10

    1.5.1. Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất:
    1.5.1.1. Phương thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm:
    Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc hoặc bán thành phẩm cho bên nhận
    gia công và thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công.
    Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn
    thuộc về bên gia công.
    (Trần Huỳnh thuý phượng, Kỹ Thuật Ngoại Thương, 2009, trang 146)

    1.5.1.2. Phương thức mua đứt bán đoạn:
    Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài, bên đặt gia công
    bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua
    lại thành phẩm, trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên
    đặt gia công sang bên nhận gia công.
    (Trần Huỳnh Thuý Phượng, Kỹ Thuật Ngoại Thương, 2009, trang 146)

    1.5.1.3. Phương thức kết hợp:
    Trong đó đối với phương thức này thì bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật
    liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ. Mối quan
    hệ của hai bên dựa trên hợp đồng gia công.
    (Trần Huỳnh Thuý Phượng, Kỹ Thuật Ngoại Thương, 2009, trang 147)

    1.5.2. Theo giá gia công:
    1.5.2.1. Hợp đồng thực thi thực thanh:
    Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi
    phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.

    1.5.2.2. Hợp đồng khoán:
    Trong đó người ta xác định giá định mức cho mỗi sản phẩm gồm: chi phí định
    mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức nào đó
    dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu chăng nữa.

    1.5.3. Theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:
    Bên nhận gia công nhận toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm. Trong
    trường hợp này bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu. Trong mỗi lô
    hàng đều có bảng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phẩm mà hai
    bên đã thỏa thuận và được các cấp quản lý xét duyệt. Người nhận gia công chỉ việc Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: THS.Tạ Hoàng Thuỳ Trang

    SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa Trang: 11

    tổ chức sản xuất theo đúng mẫu của khách và giao lại sản phẩm cho khách đặt gia
    công hoặc giao lại cho người thứ ba theo chỉ định của khách.
    Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính thức theo định mức, còn
    nguyên phụ liệu thì khai thác treo đúng yêu cầu của khách.
    Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào của khách mà chỉ
    nhận ngoại tệ, rồi dùng ngoại tệ để mua nguyên liệu theo yêu cầu.
    1.5.4. Theo loại hình sản xuất:
    - Sản xuất chế biến.
    - Lắp ráp, tháo dỡ, phá dỡ.
    - Tái chế.
    - Chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới.
    - Đóng gói, kẻ ký mã hiệu.
    - Gia công pha chế

    1.6. Định mức gia công:
    Theo điều 31, nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về định mức sử
    dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư: “Định mức
    sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên
    thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được
    hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời
    điểm ký hợp đồng. Người đứng đầu thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách
    nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào
    đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao
    và tỉ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.”
    Đi kèm theo mỗi lô sản phẩm (mẫu hàng) trong hợp đồng gia công thì có bảng
    định mức nguyên phụ liệu kèm theo. Đây cũng là căn cứ để hai bên sẽ thanh lý
    nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thực hiện hợp đồng gia công. Hải quan sẽ căn cứ
    vào bảng định mức nguyên phụ liệu, để kiểm tra, quản lý nguyên phụ liệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...