Luận Văn Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại Công ty TNHH Đông An

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ TRONG CHỨC NĂNG SẢN XUẤT:
    1. Vai trò của quản trị sản xuất trong quản trị kinh doanh:
    a. Khái niệm:
    Sản xuất là một chuỗi các hoạt động bắt đầu các đầu vào (cung cấp yếu tố đầu vào khác nhau tùy thuộc vào các loại hình sản xuất khác nhau). Quá trình sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra nhằm phục vụ yêu cầu của người tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm hay tạo ra sự sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng được xem là sản xuất.
    Quản trị sản xuất là quá trình áp dụng các chức năng quản trị trong hoạt động sản xuất như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
    b. Vị trí của chức năng sản xuất:
    Chức năng sản xuất được thực hiện bởi một nhóm người trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho xã hội.
    Chức năng sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp đó là: chức năng sản xuất, chức năng Marketing và chức năng tài chính. Ba chức năng này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Trong phạm vi nền kinh tế, chức năng sản xuất của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và quyết định việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú để nâng cao mức sống vật chất cho toàn xã hội.
    Trong phạm vi thế giới, việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho thị trường thế giới, các quốc gia đang ráo riết chạy đua trong quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng cách đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, giảm chi phí đầu vào, rút ngắn chu kỳ sản xuất, sao cho sản phẩm có chất lượng cao nhất để có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    c. Mối quan hệ giữa các chức năng và chức năng sản xuất:
    Chức năng Marketing được thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm khám phá và phát triển nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Họ tìm cách duy trì mối quan hệ với các khách hàng và với cả khách hàng tiềm tàng. Chức năng này rất quan trọng vì doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ của họ, nó có tác dụng định hướng đối với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.
    Chức năng tài chính gồm các hoạt động liên quan đến việc khai thác các nguồn vốn, tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Với chức năng này, các quá trình kinh doanh được nối liền, vận động liên tục.
    Các chức năng của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba chức năng trên, doanh nghiệp không thể thành công.
    2. Hệ thống sản xuất:
    a. Đặc tính của hệ thống sản xuất:
    Hệ thống sản xuất cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội. Tất cả các hệ thống sản xuất đều có một số đặc tính chung đó là:
    - Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho xã hội.
    - Hệ thống sản xuất chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra là các sản phẩm hay dịch vụ.
    Mô tả hệ thống sản xuất
    Các hệ thống sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau, đầu ra khác nhau, các dạng chuyển hóa khác nhau, song đặc điểm chung nhất của hệ thống sản xuất là chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra khả dụng.
    b. Những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại:
    - Là triết lý cơ bản thừa nhận vị trí quan trọng của sản xuất.
    - Nền sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày một nâng cao,. trên thị trường thế giới, chất lượng là con đường duy nhất để tồn tại.
    - Nền sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty. yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với các máy móc ngày càng tối tân, con người phải năng động trong sản xuất và được đào tạo tốt.
    - Sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm vấn đề kiểm sóat chi phí.
    - Sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa cao.
    - Sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo về hệ thống sản xuất khi nhu câug ngày càng đa dạng, biến đổi nhanh thì các đơn vị nhỏ, độc lập, mềm dẻo để thích ứng thị trường.
    - Ứng dụng máy tính vào sản xuất hiện đại, mở rộng từ điều khiển quá trình sản xuất, đến kết hợp thiết kế với chế tạo.
    - Các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho các quyết định sản xuất.
    3. Hệ thống sản xuất chế tạo:
    Khi nghiên cứu các hệ thống sản xuất, người ta thường lấy các đặc trưng trong điều kiện sản xuất và phương pháp sản xuất để gán cho nó.
    Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ tồn kho trong những chừng mực nhất định.
    Khi có một đơn hàng về sản phẩm của hệ thống sản xuất được đặt, các sản phẩm được chuẩn bị để đáp ứng theo các đơn hành theo các cách thức sau:
    - Các sản phẩm hoàn thành đã có sẵn trong kho.
    - Tiêu chuẩn để lắp ráp sản phẩm đã lưu giữ sẵn - có sẵn trong hệ thống sản xuất các nguyên vật liệu cần thiết.
    Các cách thức này dẫn đến các hành động khác nhau của các hệ thống sản xuất khi có đơn hàng. Căn cứ vào đó người ta chia hệ thống sản xuất thành 3 loại:
    (1) Hệ thống sản xuất để dự trữ: tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh và đưa vào dự trữ trước khi nhận đơn hàng.
    (2) Hệ thống sản xuất theo đơn hàng: Các món hàng cuối cùng sẽ hoàn thành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
    (3) Hệ thống sản xuất, lắp ráp đơn hàng.
    - Hệ thống sản xuất liên tục là hệ thống sản xuất trong đó máy móc thiết bị, các nơi làm việc được thiết kế dựa trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để biến đầu vào thành các chi tiết, bộ phận hay sản phẩm nhất định.
    - Hệ thống sản xuất gián đoạn: là hệ thống sản xuất trong đó các máy móc thiết bị được nhóm lại hoặc được tổ chức phù hợp với các chức năng hay công nghệ mà nó thực hiện.
    4. Vai trò của người quản trị trong chức năng sản xuất:
    - Cung cấp sản phẩm phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu của thị trường.
    - Cung cấp sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng về mặt chất lượng.
    - Cung cấp sản phẩm với chi phí cho phép có được lợi nhuận và giá cả hợp lý.
    Nhiệm vụ rất quan trọng của nhà quản trị sản xuất là tập trung khai thác mọi nguồn lực của hệ thống sản xuất phục vụ cho thành công của công ty, kể cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chiến lược.
    II. TỔ CHỨC SẢN XUẤT:
    1. Nội dung và những yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất:
    a. Nội dung của quá trình sản xuất:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...