Luận Văn Tổ chức quản lý đào tạo liên thông của trường cao đẳng cộng đồng trong điều kiện Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trường CĐCĐ ra đời nhằm ĐT nguồn nhân lực cho địa phương. Tuy
    nhiên mô hình trường CĐCĐ ở Việt Nam hiện tại không khác trường TC, CĐ
    thông thường. Căn bản là ĐTLT chưa được nhìn nhận đúng mức. Trong hệ
    thống GD Việt Nam có hệ TC và trường CĐCĐ có hệ TC cùng các khóa ĐT
    ngắn hạn. Trên lý thuyết, do tính chất đa cấp, đa ngành và gắn với địa
    phương, trường CĐCĐ sẽ triển khai tốt chủ trương ĐTLT của chính phủ; mặt
    khác, ĐTLT sẽ tăng thêm tính hiệu quả và hấp dẫn của trường CĐCĐ; nhiều
    nghiên cứu cho thấy chính ĐTLT và đặc biệt là ĐT chuyển tiếp sẽ góp phần
    hoàn thiện mô hình trường CĐCĐ ở Việt Nam. Tuy vậy, ĐTLT của trường
    CĐCĐ vẫn có quá nhiều khó khăn. Cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng các giải
    pháp hữu hiệu quản lý ĐTLT của trường CĐCĐ là điều đang cần làm rõ hiện
    nay. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tổ chức quản lý đào tạo
    liên thông của trường cao đẳng cộng đồng trong điều kiện Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLĐTLT của các trường
    CĐCĐ, qua đó đề xuất các giải pháp khả thi tổ chức QLĐTLT của trường
    CĐCĐ trong điều kiện Việt Nam, nhằm thúc đẩy ĐTLT phát triển và hoàn
    thiện mô hình trường CĐCĐ, đáp ứng nhu cầu ĐT nhân lực cho địa phương.
    3. Khác thể và đối tượng nghiên cứu
    - Hoạt động đào tạo trong các trường TC-CĐ và ĐH của Việt Nam
    - Quản lý ĐTLT của trường CĐCĐ trong điều kiện Việt Nam
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng và quản lý các CTGD trong các trường CĐCĐ trên cơ sở
    liên thông và chuyển tiếp trong và ngoài trường, với quy trình tuyển sinh và
    liên kết đào tạo hợp lý, với học chế mềm dẻo, tích luỹ tín chỉ trong một cơ cấu
    tổ chức hoàn thiện thì trường CĐCĐ hoàn toàn có thể trở thành cơ sở ĐT
    nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
    5. Những luận điểm cần bảo vệ
    Luận điểm 1: Trường CĐCĐ là một cơ sở GD của địa phương, với triết
    lý căn bản: của dân, do dân và vì dân; đó là cơ sở ĐT đa cấp từ trình độ CĐ
    2
    trở xuống và đa ngành; có chức năng GD nghề nghiệp, GD thường xuyên, và
    đào tạo liên thông. ĐTLT của trường CĐCĐ có hai mô thức: (1) ĐTLT trong
    phạm vi trường CĐCĐ (hay còn gọi là nội bộ); và (2) ĐT chuyển tiếp. Cả hai
    mô thức trên đây đều có yêu cầu là CTĐT phải đạt chuẩn (về tính khoa học,
    tính sư phạm, tính vừa sức, gắn với mục tiêu cấp học) được kiểm định.
    Luận điểm 2: ĐTLT theo hai mô thức trong luận điểm 1 sẽ hoàn thiện mô
    hình trường CĐCĐ Việt Nam hiện nay. Cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng
    trong quản lý ĐTLT, ngoài việc quản lý xây dựng CTĐT và CTĐTLT, thì
    quản lý công tác tuyển sinh, liên kết ĐT và đặc biệt là tính chuyên nghiệp của
    cán bộ phụ trách ĐTLT là những vấn đề chính. Các giải pháp đề xuất sẽ quản
    lý tốt việc ĐTLT của trường CĐCĐ trong điều kiện Việt Nam.
    Luận điểm 3: Luận án khuyến nghị Chính phủ rằng song song với việc
    xây dựng ĐH có đẳng cấp quốc tế, hãy tập trung xây dựng trường CĐCĐ,
    hoàn thiện mô hình trường CĐCĐ hiện nay với 2 mô thức ĐTLT trên; không
    nên vội vã xây dựng trường ĐH ở những nơi chưa đủ điều kiện, vì đã có
    trường CĐCĐ, trường đó không những tạo điều kiện cho SV học hai năm đầu
    ĐH gần nhà mà còn là mô hình trung gian thích hợp nhất để chuyển thành ĐH
    4-năm định hướng ứng dụng- nghề nghiệp khi có điều kiện trong tương lai.
    6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
    6.1. Cở sở phương pháp luận
    - Xây dựng GDĐH đại chúng tiến lên GDĐH phổ cập là mong muốn
    của các quốc gia. Việt Nam không là ngoại lệ, nhất là đang giải quyết bài toán quy
    mô và chất lượng ĐT nguồn nhân lực trong hội nhập.
    - ĐTLT là xu thế của nền GD hướng đến sự dân chủ trong đào tạo.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Nghiên cứu tài
    liệu; Tổng kết kinh nghiệm; Chuyên gia; Thống kê toán học; Điều tra xã hội
    học và Thực nghiệm.
    7. Những đóng góp mới của luận án
    7.1. Về mặt lý luận: Góp phần phát triển cơ sở lý luận của ĐTLT;
    Khẳng định rằng trường CĐCĐ là một cơ sở ĐT có thể triển khai tốt chủ
    trương ĐTLT và chính ĐTLT sẽ tăng sự hấp dẫn và hiệu quả của trường
    3
    CĐCĐ; Hai mô thức ĐTLT của trường CĐCĐ là ĐTLT trong nội bộ và ĐT
    chuyển tiếp; Cách thức thực hiện CTĐT liên thông và tuyển sinh, liên kết ĐT
    hai gai đoạn; ĐT theo hình thức tích luỹ tín chỉ tạo thuận lợi cho ĐTLT;
    7.2. Về mặt thực tiễn: Giải pháp quản lý ĐTLT của trường CĐCĐ ở Việt
    Nam có thể áp dụng cho mọi hình thức quản lý ĐTLT sau bậc trung học nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...