Chuyên Đề Tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hoá ở trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    * Về mặt lý luận
    Dưới góc độ triết học, phân hóa giáo dục là sự thể hiện của phạm trù cái chung và cái riêng trong các hoạt động giáo dục. Nó biểu hiện tính chất phổ biến và cá biệt vốn được coi như hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong sự vận động của chỉnh thể giáo dục.
    Xét từ luận điểm của các nhà duy vật biện chứng về con người - Một vấn đề cơ bản của triết học Macxit thì con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Mặt tự nhiên được quy định bởi các yếu tố sinh học, tạo nên các yếu tố sinh thể đa dạng, không đồng nhất cho các cá thể người. Theo đó, mỗi người là một thế giới tự nhiên khác biệt nhau về tố chất: thể lực, khí chất, năng khiếu . Mặt xã hội làm nên chất người, được tạo thành bởi một hệ thống các quan hệ xã hội, các quan hệ đó được chế ước bởi những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Mỗi cá nhân là chủ thể của một hệ thống các mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng, do đó có bộ mặt nhân cách riêng, có một thế giới tinh thần mang tính riêng độc đáo, không ai giống ai. Vì vậy, yêu cầu khách quan được đặt ra không nên và không thể đồng nhất cá nhân với cộng đồng xã hội. Con người là đối tượng giáo hóa của giáo dục, rất cần được phân hóa theo các hệ tiêu chí khác nhau để từ đó có cách tác động để giáo hóa có hiệu quả.
    Phân hóa giáo dục còn là sự thể hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Bởi lẽ ở đó, người học được chia thành các nhóm khác nhau về: Hoàn cảnh, thể lực, khả năng, nhu cầu . để cung ứng những dịch vụ giáo dục phù hợp nhằm phát triển cao nhất những năng lực bản thân. Phân hóa giáo dục là hoàn toàn phù hợp với những quy luật xã hội học giáo dục.
    Dưới góc độ tâm lý học, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể. Vì vậy, tâm lý người luôn mang tính xã hội, lịch sử và tính chủ thể. Cùng một hiện tượng khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau sẽ cho ta hình ảnh tâm lý khác nhau và cùng một hiện tượng khách quan tác động vào cùng một chủ thể trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau cũng cho ta hình ảnh tâm lý khác nhau. Do vậy, không có cá nhân nào đồng nhất với nhau hoàn toàn về mặt tâm lý và trình độ phát triển tâm lý của mỗi cá nhân là khác nhau nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục và hoạt động của chính chủ thể tâm lý đó.
    Dưới góc độ giáo dục học, xuất phát từ chức năng của giáo dục xét đến cùng là chức năng phát triển. Cứu cánh của giáo dục là giúp mỗi cá nhân phát triển và trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Theo đó, cá nhân chỉ có thể có sự phát triển tối đa khi nhà giáo dục và hệ thống giáo dục đáp ứng những khả năng, những nhu cầu, nguyện vọng bằng một chương trình, nội dung và một cách thức phù hợp. Lý luận giáo dục học dù ở phương đông hay phương tây, dù ở thời đại nào cũng đều nhất quán nguyên tắc “tính phù hợp” cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Nguyên tắc này thể hiện rõ tư tưởng về dạy học phân hóa và được phát biểu khá nhất quán “Đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy học”.
    * Về mặt thực tiễn
    Dạy học phân hoá đã có ở Việt nam từ thời pháp thuộc với cải cách của toàn quyền Pôn Pô (1906). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta tiếp quản nền giáo dục của Pháp và có sửa đổi theo hình thức phân ban . Trải qua rất nhiều thăng trầm phân ban rồi lại không phân ban hiện nay nền giáo dục nước ta vẫn đang đứng trước những thực trạng khó khăn cả về lý luận lẫn thực tiễn.
    Chúng ta phải thừa nhận rằng, phân hoá trong dạy học là một bước đi và chủ trương đúng, nó đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, phù hợp với năng lực và sở trường của người học, tạo ra được không khí học tập, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
    Song dạy học phân hoá hiện nay ở nước ta vẫn không tính được khả năng, nguyện vọng cũng như sự định hướng cho người học còn kém. Vì vậy, đã tạo ra hiện tượng học lệch, dạy thêm, học thêm tràn lan, nặng về trang bị kiến thức, ít chú ý rèn kỹ năng, thiên về học để đối phó với khoa cử, phân hoá dạy học ở Việt Nam hiện nay đã trở thành “nơi luyện gà chọi” hơn là hướng vào phát triển toàn diện, phát triển tối đa năng lực người học. Hơn nữa, việc tổ chức dạy học phân hoá còn thiếu các điều kiện đáp ứng như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục . nhất là những vùng đặc biệt khó khăn như vùng sâu, vùng xa .
    Việc tổ chức dạy học phân hoá trên lớp qua từng bài học, môn học cũng còn nhiều bất cập. Giáo viên có chú ý đến trình độ người học, nhu cầu và năng lực của người học song vẫn chỉ dừng lại ở những em có trình độ cao “ngôi sao” với mục đích là để các em đi thi học sinh giỏi ở các cấp, ít chú ý đến các em học lực còn yếu kém và cũng chưa thật sự tạo điều kiện để các em vươn lên trong học tập và rèn luyện.
    Ở các trường cao đẳng và đại học sư phạm việc tổ chức quá trình dạy học theo tiếp cận phân hóa cũng chưa được chú ý đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng và trình độ của từng giáo sinh. Do đó chất lượng giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội. Đặc biệt là bộ môn giáo dục học, chưa tạo điều kiện để tất cả giáo sinh có cơ hội rèn luyện tay nghề, năng lực nghiệp vụ sư phạm của bản thân để các em có thể ra nghề và hành nghề có chất lượng và hiệu quả.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài “Tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hoá ở trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” .



    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức và quy trình tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục học ở trường cao đẳng sư phạm.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phân hóa trong dạy học.
    3.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học phân hóa môn giáo dục học ở trường cao đẳng sư phạm. Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn, những thành công và hạn chế của tổ chức dạy học phân hóa môn giáo dục học ở trường cao đẳng sư phạm.
    3.3. Thực nghiệm sư phạm tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hóa và đo kết quả thực nghiệm từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn giáo dục học trong nhà trường cao đẳng sư phạm.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    * Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn giáo dục học.
    * Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hóa ở trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.
    5. Giả thuyết khoa học
    Tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hóa khoa học, đảm bảo tính sư phạm, hệ thống, logic chặt chẽ sẽ nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Tạo điều kiện để sinh viên học tập và rèn luyện tay nghề ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
    6. Giới hạn đề tài nghiên cứu
    Do thời gian còn hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phân hóa về trình độ và năng lực nhận thức của sinh viên trong quá trình học tập môn giáo dục học. Đồng thời chỉ nghiên cứu quy trình tổ chức quá trình dạy học học phần những vấn đề chung của giáo dục học theo
    tiếp cận phân hoá.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng và phối hợp một số phương pháp sau:
    7.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề lý luận
    Khai thác, tìm tòi tư liệu về mặt lý luận có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, từ đó tổng hợp và khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản cho đề tài.
    7.2. Phương pháp điều tra Ankét
    Sử dụng mẫu phiếu điều tra bằng Ankét cho giáo viên, sinh viên nhằm thu được những thông tin về kết quả của việc dạy học theo tiếp cận phân hoá môn giáo dục học, tìm hiểu thực trạng và năng lực học tập bộ môn của sinh viên.
    7.3. Phương pháp quan sát
    Để thu được kết quả chúng tôi quan sát việc tổ chức dạy học môn giáo dục học của giáo viên, thái dộ và năng lực học tập của sinh viên trong quá trình tiếp thu bài học và sự phản hồi từ phía sinh viên khi giáo viên tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hoá.
    7.4. Phương pháp thực nghiệm
    Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở hai chương trong giáo trình “Những vấn đề chung của giáo dục học” cho sinh viên hai lớp thuộc khoa: Khoa tự nhiên và khoa xã hội hệ cao đẳng trung học cơ sở theo tiếp cận phân hoá nhóm năng lực học tập của sinh viên.
    7.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    Tổ chức trao đổi với các chuyên gia về việc dạy học theo tiếp cận phân hoá nhóm năng lực học tập của sinh viên khi giảng dạy học phần “Những vấn đề chung của giáo dục học”, từ đó tổng kết và rút ra kết luận cần thiết.
    7.6. Phương pháp thống kê toán học
    Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu được từ phiếu điều tra và kết quả học tập của sinh viên. Đặc biệt để phân tích kết quả mang tính chính xác và khách quan, phản ánh đúng đắn và khoa học trong sử lý số liệu nghiên cứu.
    Trong tất cả các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm làm chính. Lấy đó làm căn cứ xác đáng cho những kết luận và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDH theo tiếp cận phân hoá trong nhà trường CĐSP.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Chương 2. Thực trạng tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục học theo tiếp cận phân hóa ở trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...