Luận Văn Tổ chức phối hợp Nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một mặt quan trọng, là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách nói chung, giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức nói riêng cho thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường trong mọi thời đại. Loài người chuyển từ kỷ nguyên cũ sang kỷ nguyên mới bắt đầu bằng sự xây dựng văn hoá hoà bình, đó là nền văn hoá để giải quyết các vấn đề quốc tế, các vấn đề quốc gia, các vấn dề dân tộc chủ yếu bằng hợp tác, lẽ phải, bằng sách vở, bằng văn hoá và bằng giáo dục. Bước sang thế kỷ XXI với những bước tiến nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất và hệ thống các giá trị xã hội, đặc biệt là các giá trị nhân văn. Vậy, làm thế nào giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa sự phát triến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với các biểu hiện sa sút các giá trị nhân văn của đời sống xã hội. Đó là một vấn đề bức thiết nhiều người đang quan tâm. Chúng ta bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng CNH - HĐH đất nước, chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mới trong đời sống kinh tế và làm thay đổi bộ mặt xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa đẩy nhanh công cuộc CNH - HĐH vừa giữ vững và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Điều đó tuỳ thuộc vào chính con người Việt Nam, tuỳ thuộc vào sự giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay những chủ nhân tương lai của đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay thừa hưởng rất nhiều ưu việt của một thời đại mới, thông minh, năng động, ham hiểu biết, dám nghĩ, dám làm . Song, nhiều năm qua trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, ở nước ta đã “biểu hiện nhiều hiện tượng đặc biệt đáng lo ngại đó là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [12. tr.26]. Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay đang trở thành mối quan tâm chung, nghị quyết Trung ương II khoá VIII và chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về con người Việt Nam KX- 07 đã đề cập rất rõ. Thế kỷ XXI, thế kỷ của hội nhập của sự bùng nổ tri thức và sự phát triển của khoa học - công nghệ. Con người, nhất là học sinh phổ thông thường xuyên bị tác động đan xen của các tác động đa phương, đa chiều rất phức tạp, đôi khi trái ngược nhau. Vì vậy, giáo dục nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để hạn chế tối đa những tác động có tính tiêu cực nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện nhân cách. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp Chính quyền và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo” [12, tr.36]. Như vậy, muốn phát triển tài nguyên con người, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường thì phải kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự thống nhất tác động tới sự phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. Trường THPT, cấp học cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông có sứ mạng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục “ Mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiêp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [28,tr.8]. Đặc biệt ở cấp học này phải đào tạo ra những thanh niên lứa tuổi từ 16 đén 18 có tri thức phổ thông toàn diện vững chắc, có phẩm chất đạo đức, có hệ thống các năng lực cần thiết để chuẩn bị bước vào đời. Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều năm gần đây sự phát triển ồ ạt của quy mô, số lượng học sinh THPT không tỷ lệ thuận với chất lượng văn hoá, chất lượng đạo đức. Có rất nhiều biểu hiện của sự xuống cấp trong đạo đức học sinh THPT. Đây là vấn đề đang được ngành Giáo dục - Đào tạo và cả xã hội quan tâm tìm cách giải quyết.
    Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trở nên vô cùng quan trọng. Nhất là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, từ trước đến nay “Gia đinh và các tập thể cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là chính trị đạo đức đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồi truỵ cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với trường học ” [12, tr.28] Vấn đề này mới chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà Giáo dục là cả một quá trình mang bản chất xã hội sâu sắc, thể hiện nhiều góc độ, khía cạnh có sự tham gia chung của nhiều lực lượng xã hội. Việc GDĐĐ học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu sẽ không phát huy sức mạnh chung, không toàn diện đầy đủ và do đó chất lượng không cao Từ những lý do trên, là cán bộ quản lý trong trường trung học phổ thông tôi lựa chọn vấn đề “Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học Quản lý giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...