Thạc Sĩ Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở - huyện Lập Th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Về thực tiễn Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức phối hợp với các lực lượng GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Muốn phát triển con người toàn diện, đặc biệt khai thác, phát triển tâm lực trong bối cảnh đan xen, giao thoa các yếu tố tích cực và tiêu cực thì việc tổ chức thống nhất xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, huy động thống nhất các lực lượng GDĐĐ trong toàn xã hội, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực là một quy luật khách quan. Hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu vô cùng to lớn, đáng tự hào trong đó có GD&ĐT. Xong mặt trái của cơ chế thị trường cũng có những biểu hiện đáng lo ngại trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là những vấn đề xã hội quan tâm. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bác xem đạo đức là cái gốc để nên người, làm người. Trước lúc đi xa, Người căn dặn Đảng ta: “Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Chính vì vậy, nghị quyết TW2 khoá VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận HS, SV có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” trong đó có học sinh THCS.
    Thực tế cho thấy xã hội, gia đình và ngay cả một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên vẫn coi nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chủ yếu vẫn coi trọng việc dạy chữ hơn việc dạy người. Hoạt động quản lý của nhà trường, cụ thể là của hiệu trưởng thường tập trung nhiều vào việc quản lý hoạt động dạy học, còn lúng túng trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng GDĐĐ, xây dựng
    2
    môi trường giáo dục toàn diện kết hợp được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GDĐĐ trong và ngoài nhà trường. Ở các trường THCS huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc, vấn đề GDĐĐ đã được các nhà trường quan tâm ở một số khía cạnh như: Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định của nhà trường, thiết lập quy tắc ứng xử trong giao tiếp giữa thầy với trò, giữa thầy với thầy, giữa học sinh với học sinh Tuy nhiên các nhà trường vẫn chưa đầu tư, quan tâm một cách đầy đủ, chưa thực sự chú trọng và xem việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của gia đình hoặc phó mặc cho GVCN hay tổng phụ trách đội mà trưa biết tổ chức phối hợp các lực lượng trên tạo thành một khối đoàn kết thống nhất trong việc GDĐĐ cho học sinh. Muốn GDĐĐ nói riêng và phát triển nhân cách của HS nói chung cần tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, tác động của toàn xã hội cần xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, xong rất tiếc hiện nay, ở nhiều nơi, việc tổ chức phối hợp các lực lượng GD giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa được thường xuyên và điều quan trọng chưa xác định được mục tiêu, nội dung, chưa xác định được một cơ chế tổ chức thống nhất, đồng thuận toàn xã hội, Lập Thạch - Vĩnh Phúc cũng trong thực trạng đó. 1.2. Về lý luận Vấn đề phối hợp gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục HS nói chung và GD Đ Đ HS nói riêng đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên trong khoa học quản lý giáo dục, nhất là quản lý nhà trường, vấn đề quản lý của hiệu trưởng trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng GD Đ Đ cho HS THCS vẫn là vấn đề còn ít được nghiên cứu.
    Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn làm sáng tỏ vai trò của nhà trường - gia đình - xã hội trong việc GDĐĐ, phát triển nhân cách cho trẻ em. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong hoàn cảnh phức tạp hiện nay vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
    3
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm tạo ra sự thống nhất các lực lượng GD Đ Đ cho học sinh ở Trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trong GD Đ Đ cho học sinh THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng ở Trường THCS - huyện Lập Thạch - Vĩnh phúc trong giai đoan hiện nay.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS 4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng ở các Trường THCS Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc. 4.3. Đề xuất một số biện pháp của hiệu trưởng THCS nhằm tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân cơ bản là công tác tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh chưa tốt. Nếu các trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc đề ra và áp dụng việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
    4
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
    6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tại ba trường THCS của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc: Trường THCS Hợp Lý, trường THCS Quang Sơn, trường Thái Hoà. 6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát - 06 cán bộ quản lý ở 03 trường THCS nói trên. - 60 giáo viên 03 trường THCS nói trên. - 200 học sinh 03 trường THCS nói trên. - 25 cha mẹ học sinh đang học tại 03 trường THCS nói trên. 6.3. giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những hoạt động và cách Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh: Ban giám hiệu (hiệu trưởng), GVCN, đoàn - đội, gia đình (hội cha mẹ học sinh), các tổ chức xã hội tham gia giáo dục tại địa phương của trường.
    7. Các phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu, đó là: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá . trong quá trình nghiên cứu các tài liệu: Các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, sách báo, tạp chí để xác định những vấn đề lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong nghiên cứu này, sử dụng các phương pháp định tính và định lượng nhằm thu thập thông tin và dữ liệu nghiên cứu, với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 7.2.1. Phương pháp quan sát
    Phương pháp này nhằm ghi chép lại về việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức ở các trường THCS, quan sát biểu hiện về đạo đức của HS, CBGV các trường THCS của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
    5
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng bao gồm: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh ở trường THCS và một số CMHS. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu Tác giả sử dụng ba bộ phiếu điều tra bằng bảng các câu hỏi cho ba nhóm đối tượng. - Nhóm 1: Nhóm các cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường ; - Nhóm 2: Nhóm cha mẹ học sinh; - Nhóm 3: Nhóm các em học sinh. Thông qua phiếu điều tra để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường THCS. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Tham khảo các tài liệu báo cáo hằng năm, qua trao đổi, phỏng vấn nhằm thu thập kinh nghiệm của cán bộ quản lý các trường THCS Hợp Lý, THCS Quang Sơn, THCS Thái Hoà, huyện Lập Thạch về tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS mà các trường đã có kinh nghiệm nhất định. 7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm, thăm dò Sau khi đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, đề tài lấy ý kiến của chuyên gia (một số CBQL các cấp, giáo viên có kinh nghiệm .) về tính phù hợp và khả thi của các biện pháp này.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. - Chương 2: Thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. - Chương 3: Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CÁM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học 3
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4
    7. Các phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc luận văn 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
    1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài . 6
    1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 7
    1.2. Quản lý và quản lý nhà trường . 9
    1.2.1. Quản lý 9
    1.2.2. Quản lý nhà trường . 12
    1.3. Đạo đức và giáo dục đạo đức . 15
    1.3.1. Khái niệm đạo đức 15
    1.3.2. Khái niệm giáo dục đạo đức . 18
    iv
    1.3.3. Chức năng của đạo đức . 20
    1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức ở trường Trung họ cơ sở 20
    1.4.1. Mục tiêu GDĐĐ 20
    1.4.2. Nhiệm vụ GDĐĐ . 21
    1.4.3. Nội dung GDĐĐ . 22
    1.4.4. Hình thức tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức . 25
    1.4.5. Phương pháp giáo dục đạo đức . 26
    1.5. Phối hợp và Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức . 27
    1.5.1. Phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức . 27
    1.5.2. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức học sinh 27
    1.5.3. Nội dung Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS THCS là 28
    1.6. Các hoạt động "Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS" . 32
    1.6.1. Các lực lượng tham gia giáo dục của nhà trường như: Ban giám hiệu (hiệu trưởng), GVCN, đoàn- đội, gia đình(hội cha mẹ học sinh), các tổ chức xã hội tham gia giáo dục 32
    1.6.2. Các hoạt động cụ thể của "Tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS" 32
    1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ”Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức” giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS 38
    1.7.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên, HS, cha mẹ HS về tầm quan trọng của “Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức” giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS” 38
    1.7.2. Đặc điểm tâm lý HS THCS . 39
    1.7.3. Sự tin tưởng và ủng hộ của cha mẹ HS . 39
    1.7.4. Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (địa phương) . 40
    1.7.5. Sự chỉ đạo của cấp trên . 40
    Tiểu kết chương 1 . 42
    v
    Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC . 44
    2.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc . 44
    2.1.1. Giới thiệu chung 44
    2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch ảnh hưởng đến công tác tổ chức phối hợp hoạt động giáo dục đạo đức học sinh THCS của huyện 45
    2.2. Thực trạng giáo dục huyện Lập Thạch 46
    2.2.1. Về quy mô trường lớp cấp THCS trong toàn huyện . 46
    2.2.2. Thực trạng công tác GDĐĐ đạo đức học sinh ở các trường THCS huyện Lập Thạch -Vĩnh Phúc . 47
    2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch trong những năm qua . 54
    2.3.1. Thực trạng về nhận thức và tổ chức quản lí giáo dục đạo đức học sinh. . 54
    2.3.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức . 59
    2.3.3. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức . 60
    2.3.4. Thực trạng tổ chức phối kết hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (đánh giá của 291 CBQL-GV-HS-CMHS) . 62
    2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức . 64
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS huyện Lập Thạch trong những năm qua 64
    2.4.1. Đánh giá thực trạng . 65
    2.4.2. Nguyên nhân thực trạng 68
    Tiểu kết chương 2 . 72
    vi
    Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THCS HUYỆN LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC . 74
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp . 74
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu . 74
    3.1.2. Biện pháp quản lý phải khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương 75
    3.1.2. Biện pháp quản lý phải đồng bộ . 75
    3.2. Các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS hiện nay 76
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho mọi lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh . 76
    3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động quản lí phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho toàn trường . 81
    3.2.3. Xây dụng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức . 83
    3.2.4. Tăng cường các điều kiện tài chính, CSVC phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức . 89
    3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức cho HS 92
    3.2.6. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh . 93
    3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất . 95
    Tiểu kết chương 3 . 97
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 98
    1. Kết luận . 98
    2. Khuyến nghị 99
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...