Thạc Sĩ Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài

    Điều là loại cây trồng có nhiều công dụng, có giá trị kinh tế cao, không chỉ là nguồn
    thực phẩm cung cấp cho con người mà còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
    biến.
    Cây điều là cây nhiệt đới, nguồn gốc ở Brazil. Người Bồ Đào Nha là những người đầu
    tiên đưa cây điều từ Brazil tới châu Á và châu Phi. Ngày nay trên thế giới cây điều đã được
    trồng trên một vùng rộng lớn trong phạm vi từ vĩ tuyến 300
    Nam đến 300
    Bắc và trở thành
    một cây có giá trị kinh tế lớn. Những nước trồng điều nhiều là Ấn Độ, Brazil, Mozambique,
    Tanzania, Kenya.
    Cây điều được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVIII, ban đầu được trồng phân tán
    trong các vườn hộ gia đình và đồn điền. Sau năm 1975, cây điều được chọn là cây trồng phủ
    xanh đất trống đồi trọc kết hợp lấy hạt, trái. Từ năm 1980 trở đi, cây điều được quan tâm mở
    rộng diện tích trồng theo hướng thu hoạch hạt phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Ngày nay, ở
    Việt Nam các tỉnh có diện tích trồng điều lớn là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình
    Thuận
    Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng được thiên
    nhiên ưu đãi cho cây điều Phát triển với quy mô lớn. Nhiều năm nay, ngành trồng và chế
    biến điều đã đóng góp đáng kể trong thu nhập kinh tế quốc dân của các địa phương và tỉnh.
    Mặc dù hiện nay nhu cầu sản phẩm và thị trường tiêu thụ điều trong và ngoài nước là rất lớn
    nhưng việc sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng
    vẫn chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của nó, đặc biệt là sự kết hợp giữa
    trồng và chế biến điều còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chưa hình thành
    một cơ chế thống nhất, tính chất liên kết chưa được đảm bảo giữa nhà máy chế biến và vùng
    nguyên liệu, hiệu quả kinh tế chưa cao.
    Vì vậy, cần phải Xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất hợp lý có sự kết hợp giữa
    vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến nhằm phát huy lợi thế của địa phương. Là người con
    của địa phương, tôi chọn đề tài: “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận”
    làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhỏ bé của mình giải quyết những vấn đề cụ thể, đưa
    ngành Phát triển đạt hiệu quả cao hơn.

    2.Mục đích

    -Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ các ngành sản xuất nông
    nghiệp (trồng và chế biến sản phẩm nông nghiệp).
    -Phân tích hiện trạng Phát triển ngành trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều, mối
    Quan hệ và hiệu quả của ngành tại tỉnh Bình Thuận .
    -Đề xuất định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến điều nhằm
    đem lại hiệu quả cao hơn tại tỉnh Bình Thuận.

    3.Nhiệm vụ

    -Sưu tầm tư liệu về tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào việc
    trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều ở Bình Thuận.
    -Phân tích cụ thể về tình hình trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều, mối Quan hệ của
    chúng và hiệu quả đạt được từ cây điều ở Bình Thuận.
    -Xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ hợp lý và đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả
    ngành sản xuất điều ở tỉnh Bình Thuận.

    4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    -Đối tượng nghiên cứu: tình hình trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều và mối quan
    hệ giữa trồng và chế biến điều ở Bình Thuận.
    -Phạm vi nghiên cứu: địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các khu vực trồng điều và các cơ
    sở chế biến điều ở Bình Thuận.

    5. Những công trình nghiên cứu có liên quan

    -Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông sản cũng như kết hợp nông – công nghiệp đã
    được nghiên cứu từ lâu và đi vào thực tiễn sản xuất của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt
    Nam, mô hình kết hợp nông – công nghiệp đã được nghiên cứu cả về mặt lí luận lẫn thực
    tiễn.
    -Với sự chú trọng quan tâm Đầu tư Phát triển của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đề
    tài, dự án, hội thảo nghiên cứu Phát triển cây điều:
    + Đề tài “Xây dựng mô hình thâm canh cây điều ghép trên vùng đất cát đỏ Bình
    Thuận” – KS.Tô Quang Bình – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bình Thuận
    + Dự án cây điều VIE 85/005 – Bình Thuận (1986 – 1992)
    + Báo cáo “Kĩ thuật trồng và thâm canh cây điều” – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông
    thôn Bình Thuận Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến tổ chức lãnh thổ
    cũng như việc quy hoạch, tổ chức có hiệu quả giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến
    nhằm phát huy lợi thế của ngành sản xuất cây điều. Đây cũng là nội dung cơ bản cho đề tài
    nghiên cứu của luận văn dưới góc độ về Địa lý Kinh tế- Xã hội.

    6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    6.1.Phương pháp luận

    6.1.1.Quan điểm hệ thống

    Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng duyên hải Nam Trung bộ, có mối Quan hệ
    giao lưu kinh tế thuận lợi với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh nam
    Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Sức hút của các trung tâm Phát triển lớn như Thành
    phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nha Trang tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Thuận tiếp thu
    nhanh khoa học kỹ thuật, mở rộng liên kết và phân bố lại lực lượng sản xuất, hòa nhập vào
    xu thế Phát triển chung của cả nước.
    Sản xuất và chế biến điều và các sản phẩm từ điều là một quá trình thống nhất giữa
    các khâu trong một chu trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm. Mối Quan hệ giữa
    trồng và chế biến điều phải được xem xét trong hệ thống sản xuất Nông nghiệp và công
    nghiệp của toàn tỉnh.

    6.1.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Đây là quan điểm cơ bản của Địa lý học. Tức là phải nghiên cứu các đối tượng trên
    một lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố
    ảnh hưởng đến những nét khác biệt của vùng.
    Đề tài trồng và chế biến điều cần được đặt trong bối cảnh kinh tế - Xã hội của tỉnh
    Bình Thuận có những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
    kinh tế - xã hội, Lịch sử phát triển, v.v để hình thành các khu vực trồng trọt năng suất cao,
    các khu vực chế biến tập trung với nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị.

    6.1.3.Quan điểm Lịch sử viễn cảnh

    Khi xem xét các quá trình Phát triển và liên kết của các ngành phải chú ý đến quá khứ,
    hiện tại và những dự báo cho tương lai. Mỗi một giai đoạn mang một số đặc điểm riêng. Vận
    dụng quan điểm Lịch sử trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh
    Bình Thuận nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề trong từng giai đoạn nhất định. Quá trình
    này phải được xem xét trong chiến lược Phát triển ngành điều của tỉnh nói riêng và của cả
    nước nói chung. 6.1.4.Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững
    Việc trồng và chế biến điều tác động rất lớn đến môi trường. Do vậy, quán triệt quan
    điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm giảm thiểu những tổn hại đến môi trường sinh thái như
    suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v Việc thiết lập hệ thống liên kết
    nông – công nghiệp trồng và chế biến điều cũng như việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề
    này cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm
    cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh Bình Thuận.

    6.2.Phương pháp nghiên cứu

    6.2.1.Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tổng hợp

    Tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn: báo chí, thư
    viện, trên mạng Internet, các dự án của các ban ngành, hội thảo .Từ đó, chọn lọc nội dung,
    phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu đảm bảo giá trị phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.
    Số liệu được tổng hợp và xử lý trên cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận,
    Sở Nông nghiệpPhát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận .Đồng thời, tôi cũng tham khảo
    các số liệu được công bố trên sách, báo của các cơ quan khác như Viện Khoa học Kỹ thuật
    Nông nghiệp miền Nam.

    6.2.2.Phương pháp điều tra thực địa

    Để có các số liệu cơ bản và có cái nhìn thực tế để nhận xét đúng các yếu tố ảnh hưởng
    cũng như thực trạng trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận nên tôi đã đi thực tế đến các
    cơ quan ban ngành có liên quan, đến một số hộ gia đình nông dân gắn bó lâu dài với nghề
    trồng điều. Đồng thời tôi cũng tham khảo ý kiến về những khó khăn, kiến nghị đến việc
    trồng và chế biến điều từ một số cán bộ, chuyên gia và hộ nông dân.

    6.2.3.Phương pháp bản đồ, biểu đồ

    Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu các vấn đề về Địa lý. Xây dựng một
    số bản đồ liên quan tới nội dung đề tài và Xây dựng một số sơ đồ, biểu đồ thể hiện đối tượng
    nghiên cứu một cách trực quan cho việc phân tích đánh giá và so sánh số liệu giữa các năm.

    6.2.4.Phương pháp dự báo

    Dự báo xu hướng Phát triển của từng ngành, từng vùng là công việc cần thiết không
    thể thiếu được của nghiên cứu địa lý. Trong nội dung nghiên cứu của mình, tôi cố gắng đưa
    ra những dự báo có cơ sở khoa học về việc Phát triển ngành điều trên các phương diện: diện
    tích trồng điều, sản lượng điều, khả năng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, tình hình
    xuất nhập khẩu điều và dự báo về khả năng Phát triển tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận trong chiến lược Phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói
    chung.

    6.2.5.Phương pháp hệ thống thông tin Địa lý (GIS)

    Hệ thống phần mềm thông tin Địa lý (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân
    tích, xử lý các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa
    lý để thấy được nét đặc trưng riêng cho đối tượng địa lý. Đề tài chủ yếu sử dụng phần mềm
    MapInfo để tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ, vẽ biểu đồ, đồ thị minh họa cho nội dung đề
    tài.

    7.Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và mục lục của đề tài thì nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông – công nghiệp
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tổ chức lãnh thổ ngành sản xuất điều ở Bình Thuận
    Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất điều ở Bình Thuận
     
Đang tải...