Thạc Sĩ Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh lâm đồng

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 16/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cây chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Lịch sử cây chè ở nước ta có từ thời Hùng Vương, nhưng chỉ được khai thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay.
    Cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân Lâm Đồng nói riêng. Nó không chỉ là thức uống quen thuộc và không thể thiếu trong nhiều gia đình mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội. Từ lâu, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở vùng trung du - miền núi nước ta.
    Lâm Đồng là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho sản xuất nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây chè. Hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Trồng và chế biến chè đã góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Cây chè đã và đang góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương
    Tuy nhiên, tình hình trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Sự mở rộng quá nhanh diện tích chè không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng đất bị thoái hoá; năng suất, sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp; môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến chè ngày càng bị ô nhiễm và mất tính ổn định, bền vững; sự liên kết hay tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến chưa đạt hiệu quả cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè.
    Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè ở tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, mong được góp phần mình vào sự phát triển của ngành chè ở địa phương.


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục bảng số liệu
    Danh mục biểu đồ - sơ đồ
    Danh mục bản đồ
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    2.1. Mục đích nghiên cứu 2
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 2
    3.1. Về không gian 2
    3.2. Về thời gian 2
    3.3. Về nội dung 2
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu 3
    4.1. Quan điểm nghiên cứu 3
    4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 3
    4.1.2. Quan điểm hệ thống 3
    4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 3
    4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái 4
    4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 4
    4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
    4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu 4
    4.2.2. Phương pháp thống kê toán học 4
    4.2.3. Phương pháp bản đồ 5
    4.2.4. Phương pháp dự báo 5
    4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp 5
    4.2.6. Phương pháp so sánh 5
    4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa 6
    5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    6. Cấu trúc của luận văn 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ 8
    1.1. Các khái niệm 8
    1.1.1. Tổ chức lãnh thổ 8
    1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 9
    1.1.3. Liên kết nông - công nghiệp 10
    1.2. Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 12
    1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 12
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 16
    1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam 28
    1.3.1. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới 28
    1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam 29
    Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 31
    2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng 31
    2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 31
    2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội 33
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 33
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên 33
    2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
    2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng 46
    2.3.1.Vị trí và vai trò của cây chè trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng 46
    2.3.2. Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011 48
    2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè 67
    2.3.3. Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè 75
    2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 80
    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 85
    3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020 85
    3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng 85
    3.1.2. Định hướng 91
    3.2. Các giải pháp thực hiện 98
    3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè 98
    3.2.2. Giải pháp về chọn giống; kỹ thuật canh tác và chế biến chè 99
    3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 105
    3.2.4. Giải pháp về đầu tư 106
    3.2.5. Giải pháp về thị trường 108
    3.2.6. Giải pháp về tổ chức không gian sản xuất – chế biến chè 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
    1. KẾT LUẬN 113
    2. KIẾN NGHỊ 114
    2.1. Đối với chính phủ, bộ ban ngành 114
    2.2. Đối với tỉnh Lâm Đồng 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    PHỤ LỤC 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...