Tiến Sĩ Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 2
    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8
    6. Những đóng góp của luận án 11
    7. Cấu trúc của luận án 11
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 12
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 12
    1.1.1. Các lý thuyết có liên quan. 12
    1.1.2. Quan niệm, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của TCLTKT 17
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT 20
    1.1.4. Các hình thức TCLTKT 23
    1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá TCLTKT cấp tỉnh vận dụng cho tỉnh Nghệ An. 29
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN . 38
    1.2.1. TCLTKT ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38
    1.2.2. Một số hình thức TCLTKT ở Việt Nam 44
    1.2.3. Một số hình thức TCLTKT ở vùng Bắc Trung Bộ. 50
    Tiểu kết chương 1 54
    Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN . 55
    2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCLTKT 55
    2.1.1. Vị trí địa lý. 55
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 56
    2.1.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội 61
    2.1.4. Đánh giá chung. 72
    2.2. HIỆN TRẠNG TCLTKT TỈNH NGHỆ AN . 74
    2.2.1. Khái quát chung về nền kinh tế. 74
    2.2.2. TCLTKT theo ngành. 81
    2.2.3. TCLTKT theo không gian. 97
    2.2.4. Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Nghệ An. 128
    Tiểu kết chương 2 131
    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TCLTKT TỈNH NGHỆ AN
    ĐẾN NĂM 2020 133
    3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 133
    3.1.1. Quan điểm phát triển. 133
    3.1.2. Mục tiêu phát triển. 133
    3.1.3. Định hướng phát triển. 133
    3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TCLTKT 137
    3.2.1. Quan điểm 137
    3.2.2. Mục tiêu. 137
    3.2.3. Định hướng. 138
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP TCLTKT ĐẾN 2020 148
    3.3.1. Các giải pháp chung. 148
    3.3.1.1. Quy hoạch. 148
    3.3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng. 149
    3.3.1.3. Huy động vốn đầu tư. 150
    3.3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực. 152
    3.3.1.5. Khoa học công nghệ. 154
    3.3.1.6. Cơ chế chính sách. 156
    3.3.1.7. Hợp tác quốc tế, khu vực và các địa phương khác. 159
    3.3.2.8. Bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 160
    3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT 162
    3.3.2.1. Trang trại 162
    3.3.2.2. Khu công nghiệp. 163
    3.3.2.3. Đô thị du lịch. 164
    3.3.2.4. Khu kinh tế. 164
    3.3.2.5. Trung tâm kinh tế. 165
    Tiểu kết chương 3 167
    KẾT LUẬN . 168
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 171
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 173
    PHỤ LỤC .181

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực. TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới sự phát triển bền vững. [105,tr.349]
    Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ (BTB), có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH không ít, nh­ưng vẫn bị xếp vào một trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chậm phát triển với 28,4% GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 trong tổng số lao động toàn tỉnh, gần 87% dân cư sống ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 62,3% trung bình chung cả nước (năm 2010). Ng­ười dân xứ Nghệ thông minh, sáng tạo, chịu thương chịu khó nh­ưng chỉ số phát triển con ng­ười vẫn chỉ ở mức trung bình.
    Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức TCLTKT chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại, vùng CMH; KCN, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; khu kinh tế, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Đây là một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao phát triển KT – XH của tỉnh Nghệ An còn ở trình độ thấp.
    Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Đề tài làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT theo ngành, theo không gian ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm TCLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững trong tương lai.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
    - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh.
    - Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An.
    - Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An theo ngành và theo không gian trong giai đoạn 2001 – 2010.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình thức TCLTKT tỉnh Nghệ An một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Luận án đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian.
    + Đối với các hình thức TCLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của TCLT các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về công nghiệp, luận án kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch.
    + Đối với các hình thức TCLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Nghệ An - tỉnh có lãnh thổ lớn nhất nước ta là: Khu kinh tế (KKT), trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: Phía Đông, Tây Bắc và Tây Nam.
    - Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An với 17 huyện, 2 thị xã (TX) và 1 thành phố (TP), trong đó có chú ý so sánh với vùng BTB và cả nước.
    - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010 và tầm nhìn đến 2020.
    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    4.1. Ở nước ngoài
    Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm " của W.Christaller (1933) . Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị [115].
    Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất được tiến hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ.
    Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp nông – công nghiệp như những thành phố hạt nhân [dẫn theo 106]. Lí thuyết này cũng khẳng định tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp phân bố chúng. Nghiên cứu của Koloxopski đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
    Ở Anh, trong các công trình tiêu biểu của Peter Haggett và các cộng sự như: “Phân tích không gian trong địa lý kinh tế” (1965), “Các mô hình địa lý” (1967) và “Địa lý học: một sự tổng hợp hiện đại” (1975), TCLTKT được nghiên cứu theo hướng mô hình hóa, áp dụng các phương pháp định lượng.
    Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould
    Nhìn chung, những nghiên cứu trên tập trung tìm các quy luật TCLT ở các cấp, quan tâm đến tính chất đúng đắn của việc bố trí các điểm dân cư trong sự tương quan với phát triển kinh tế để tạo ra một mạng lưới tối ưu các điểm đó. Mặc dù còn nhiều hạn chế về phương pháp luận và thiên về quan điểm kinh tế chủ nghĩa hoặc quá lạm dụng các mô hình toán học, vật lý làm mất đặc trưng cơ bản của khoa học Địa lý kinh tế nhưng những công trình này đã cơ bản đưa ra được những hướng nghiên cứu về tính kết cấu và các mối liên hệ để xác định quy luật khách quan của sự phân bố. Theo đó, Địa lý kinh tế mô tả được thay thế bởi Địa lý cấu trúc (Địa lý kinh tế hiện đại), đánh dấu một bước phát triển mới của Địa lý học [dẫn theo 35].
    Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman – một nhà kinh tế học người Mỹ. Trong nghiên cứu của mình [116], ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định đó phụ thuộc vào tính CMH của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất vào thu nhập quốc gia.
    Báo cáo phát triển thế giới 2009 [42] – quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với sự di cư và CMH. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển” [42, tr.20].
    4.2. Ở Việt Nam
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từ
    những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và TCLTKT, chẳng hạn nghiên cứu xây dựng KCN Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên, KCN Biên Hòa, Quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng bò sữa Ba Vì . [theo 30].
    Trong những năm 70, nghiên cứu TCLTKT tiếp tục được triển khai mà kết tinh là Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986 – 2000 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Công trình đã lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh . Từ năm 2001 đến nay, công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là Quy hoạch tổng thể KT - XH vùng và tỉnh, thuộc sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [theo 30].
    Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nghiên cứu về TCLTKT được tiến hành rộng rãi và thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học. Trong đó, tiêu biểu là GS. Lê Bá Thảo với đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do ông làm chủ nhiệm: “Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam”[63]. Trong công trình này, các nhà khoa học tiếp cận một cách hệ thống về tổ chức không gian lãnh thổ Việt Nam, trả lời cho câu hỏi “Nên tổ chức không gian của lãnh thổ Việt Nam như thế nào để phục vụ mục tiêu CNH – HĐH làm cho Việt Nam đến năm 2020 có thể trở thành một nước công nghiệp”. Cụ thể, các tác giả đã bàn về những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phân bố và các mối liên hệ không gian giữa các ngành kinh tế, đưa ra sơ đồ định hướng TCLT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khác nhau.
    Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ KT – XH: một số vấn đề lý luận và ứng dụng” [106] và cuốn “Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)”[105], các tác giả đã giới thiệu một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về tổ chức không gian KT - XH. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định được nội dung, các hình thức TCLTKT, đưa ra các giải pháp để đảm bảo phương án tổ chức không


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
    1. Nguyễn Bá Ân (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ TCLT và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của thủy điện Sơn La, Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL-2005/11, Viện Chiến lược phát triển.
    2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Nghệ An (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010: các kết quả chủ yếu.
    3. Ban quản lý KKT Đông Nam, Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh các KCN, KKT của tỉnh Nghệ An các năm 2005 – 2010.
    4. Ban quản lí KKT Đông Nam, Danh mục các dự án đầu tư các năm 2008 – 2010.
    5. Ban quản lí KKT Đông Nam, Kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An 2005 - 2010.
    6. Ban quản lí KKT Đông Nam, Thống kê dự án đầu tư trong các khu công nghiệp Nghệ An đang còn hiệu lực 2008, 2009, 2010.
    7. Ban quản lí KKT Đông Nam (2008), Quy hoạch phát triển KKT Đông Nam.
    8. Ban quản lí KKT Nghi Sơn (2007), Quy hoạch phát triển KKT Nghi Sơn.
    9. Ban quản lí KKT Nghi Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và phương hướng nhiệm vụ hàng năm.
    10. Ban quản lí KKT Vũng Áng (2007), Quy hoạch phát triển KKT Vũng Áng.
    11. Ban quản lí KKT Vũng Áng, Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng hàng năm.
    12. Lê Thanh Bình (1997), Phân tích chuyển biến không gian kinh tế –xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS khoa học Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    13. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển (2007), TCLTKT- xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
    14. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược và phát triển (2007), TCLTKT - xã hội Việt Nam – Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
    15. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam, Hà Nội.
    16. Bộ KH - CN và môi trường (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước (Chủ nhiệm đề tài: Lê Bá Thảo).
    17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, trang 4-9.
    18. Bộ Xây dựng. Thông tư số 34 /2009/TT-BXD về quy định chi tiết một số nội dung của nghị định số 42/2009/NĐ – CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị
    19. Hoàng Quý Châu (2011), TCLTKT tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội.
    20. Nguyễn Thế Chinh (1995), Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Trường ĐHSP Hà Nội.
    21. Chính phủ, Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2009.
    22. Cục thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê các năm 2001 – 2010.
    23. Cục thống kê Nghệ An, Thống kê tình hình phát triển trang trại tỉnh Nghệ An hàng năm (2001 - 2010).
    24. Cục Thống kê Nghệ An, Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2000 – 2010 và ước năm 2011 phân theo huyện, thành phố, thị xã. Vinh, 12/2011.
    25. Lê Tuyển Cử (2011), Phát triển các KKT ven biển của Việt Nam – một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển các khu CCN Nghệ An: thực trạng và giải pháp”, trang 22 - 32.
    26. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lý KT – XH sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án phó tiến sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    27. Đỗ Thị Minh Đức (2006), Cấu trúc không gian của mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề TCLTKT – XH, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
    28. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý KT – XH, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, trang 50 – 59.
    29. Nguyễn Hiền (2005), Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, Bài giảng, Trường Khoa học tự nhiên Hà Nội.
    30. Nguyễn Hiền (2007), “Quy hoạch” trên thế giới và Việt Nam, Trường Khoa học tự nhiên Hà Nội.
    31. Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...