Tiến Sĩ Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 2
    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8
    6. Những đóng góp của luận án 11
    7. Cấu trúc của luận án 11

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 12
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
    1.1.1. Các lý thuyết có liên quan 12
    1.1.2. Quan niệm, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của TCLTKT 17
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT 20
    1.1.4. Các hình thức TCLTKT 23
    1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá TCLTKT cấp tỉnh vận dụng cho tỉnh Nghệ An 29
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 38
    1.2.1. TCLTKT ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38
    1.2.2. Một số hình thức TCLTKT ở Việt Nam 44
    1.2.3. Một số hình thức TCLTKT ở vùng Bắc Trung Bộ 50
    Tiểu kết chương 1 54

    Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN 55
    2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCLTKT 55
    2.1.1. Vị trí địa lý 55
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 56
    2.1.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội 61
    2.1.4. Đánh giá chung 72
    2.2. HIỆN TRẠNG TCLTKT TỈNH NGHỆ AN 74
    2.2.1. Khái quát chung về nền kinh tế 74
    2.2.2. TCLTKT theo ngành 81
    2.2.3. TCLTKT theo không gian 97
    2.2.4. Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Nghệ An 128
    Tiểu kết chương 2 131

    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TCLTKT TỈNH NGHỆ AN
    ĐẾN NĂM 2020
    133
    3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 133
    3.1.1. Quan điểm phát triển 133
    3.1.2. Mục tiêu phát triển 133
    3.1.3. Định hướng phát triển 133
    3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TCLTKT 137
    3.2.1. Quan điểm 137
    3.2.2. Mục tiêu 137
    3.2.3. Định hướng 138
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP TCLTKT ĐẾN 2020 148
    3.3.1. Các giải pháp chung 148
    3.3.1.1. Quy hoạch 148
    3.3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 149
    3.3.1.3. Huy động vốn đầu tư 150
    3.3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực 152
    3.3.1.5. Khoa học công nghệ 154
    3.3.1.6. Cơ chế chính sách 156
    3.3.1.7. Hợp tác quốc tế, khu vực và các địa phương khác 159
    3.3.2.8. Bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 160
    3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT 162
    3.3.2.1. Trang trại 162
    3.3.2.2. Khu công nghiệp 163
    3.3.2.3. Đô thị du lịch 164
    3.3.2.4. Khu kinh tế 164
    3.3.2.5. Trung tâm kinh tế 165
    Tiểu kết chương 3 167
    KẾT LUẬN . 168
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 171
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 173
    PHỤ LỤC .181


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tà
    i
    Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực. TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới sự phát triển bền vững. [105,tr.349]
    Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ (BTB), có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH không ít, nh¬ưng vẫn bị xếp vào một trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chậm phát triển với 28,4% GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 trong tổng số lao động toàn tỉnh, gần 87% dân cư sống ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 62,3% trung bình chung cả nước (năm 2010). Ng¬ười dân xứ Nghệ thông minh, sáng tạo, chịu thương chịu khó nh¬ưng chỉ số phát triển con ng¬ười vẫn chỉ ở mức trung bình.
    Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức TCLTKT chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại, vùng CMH; KCN, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; khu kinh tế, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Đây là một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao phát triển KT – XH của tỉnh Nghệ An còn ở trình độ thấp.
    Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Đề tài làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT theo ngành, theo không gian ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm TCLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững trong tương lai.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
    - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh.
    - Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An.
    - Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An theo ngành và theo không gian trong giai đoạn 2001 – 2010.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình thức TCLTKT tỉnh Nghệ An một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Luận án đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian.
    + Đối với các hình thức TCLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của TCLT các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về công nghiệp, luận án kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch.
    + Đối với các hình thức TCLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Nghệ An - tỉnh có lãnh thổ lớn nhất nước ta là: Khu kinh tế (KKT), trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: Phía Đông, Tây Bắc và Tây Nam.
    - Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An với 17 huyện, 2 thị xã (TX) và 1 thành phố (TP), trong đó có chú ý so sánh với vùng BTB và cả nước.
    - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010 và tầm nhìn đến 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...