Tiến Sĩ Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Lịch sử nghiên cứu. 3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 9
    6. Đóng góp mới của luận án. 13
    7. Cấu trúc của luận án. 14
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 15
    1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ kinh tế. 15
    1.1.1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ. 15
    1.1.2. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 18
    1.1.3. Đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 20
    1.1.4. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 23
    1.1.5. Các nguyên tắc tổ chức lãnh thổ kinh tế. 24
    1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. 25
    1.1.7. Một số hình thức cơ bản của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 27
    1.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế. 35
    1.2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam 35
    1.2.2. Khái quát về tổ chức lãnh thổ kinh tế vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ 45
    1.3. Hướng tiếp cận trong nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh - tỉnh Bình Định. 50
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 56
    Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 58
    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 58
    2.1.1. Nhóm nhân tố bên trong. 58
    2.1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 77
    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Định. 82
    2.2.1. Khái quát chung nền kinh tế tỉnh Bình Định. 82
    2.2.2. Các ngành kinh tế. 86
    2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 93
    2.3.1. Tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế tỉnh Bình Định. 93
    2.3.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định theo không gian. 112
    2.4 Đánh giá chung về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 121
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 124
    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
    KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 126
    3.1 Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 126
    3.1.1 Cơ sở của định hướng TCLTKT BìnhĐịnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 126
    3.1.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 132
    3.2. Giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 140
    3.2.1. Giải pháp về quy hoạch quản lí lãnh thổ. 140
    3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng. 142
    3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách. 143
    3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 145
    3.2.5 Giải pháp về khoa học và công nghệ. 146
    3.2.6. Giải pháp về thị trường, hợp tác phát triển. 147
    3.2.7 Giải pháp về nguồn vốn. 149
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 149
    KẾT LUẬN 151
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 154
    ĐẾN LUẬN ÁN 154
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 156


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Bất kì một phạm vi không gian nào trên lãnh thổ nước ta cũng như trên thế giới đều có những điều kiện khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội. Sự phân hoá theo lãnh thổ về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, tổ chức theo lãnh thổ là một yêu cầu khách quan nếu muốn khai thác lãnh thổ một cách hợp lí và có hiệu quả cao.
    Tổ chức lãnh thổ là một trong những biểu hiện gắn kết các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho việc khai thác các tiềm năng và lợi thế ngày càng tốt hơn, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đồng thời, tạo nên mối liên kết giữa các khu vực hành chính, tự nhiên khác nhau trong cùng một địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau. Nguyên tắc cao nhất của TCLT là đảm bảo phát triển hài hoà, nhịp nhàng, hiệu quả và bền vững cả trước mắt và lâu dài của vùng lãnh thổ. Lựa chọn các hình thức TCLT thích hợp đối với mỗi lãnh thổ là công việc khó khăn và phức tạp, mang tính nghệ thuật dẫn đến thành công trong các quá trình phát triển. Trong thời gian qua, mỗi địa phương ở các vùng, miền khác nhau ở nước ta việc phát triển các hình thức TCLTKT hết sức đa dạng.
    Tỉnh Bình Định nằm trong vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế ở địa phương này đã có những bước phát triển đáng kể. Mỗi ngành kinh tế nơi đây đã dần dần sử dụng có hiệu quả những đặc trưng mang tính lãnh thổ, hoặc có sự tương tác qua lại, tạo nên mối liên kết nội vùng và ngoại vùng.
    Việc nghiên cứu về TCLTKT tỉnh Bình Định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc sắp xếp, bố trí các hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất sự phân bố khác nhau theo lãnh thổ các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội ở địa phương. Đồng thời, thấy được mối liên hệ mật thiết của các hình thức TCLTKT đảm bảo cho việc khai thác lãnh thổ ngày càng bền vững; sớm đưa Bình Định trở thành một trong những cực kinh tế phát triển mạnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo Nghị quyết mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra.
    Từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” làm đề tài luận án tiến sĩ.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu
    Vận dụng và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế để phân tích, đánh giá về thực trạng TCLTKT tỉnh Bình Định. Từ đó, đề xuất các giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định trong tương lai.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn cơ bản về TCLTKT, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu TCLTKT trên địa bàn một địa phương cụ thể ở nước ta.
    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT của tỉnh Bình Định và thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Định.
    - Phân tích thực trạng TCLT theo ngành kinh tế và theo không gian ở tỉnh Bình Định.
    - Xác định cơ sở và định hướng TCLTKT tỉnh Bình Định đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp TCLTKT tỉnh Bình Định có hiệu quả và bền vững.
    3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    3.1. Nội dung
    Tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bình Định. Đồng thời, vận dụng các lí thuyết TCLTKT nhằm bước đầu phát hiện một số hình thức TCLTKT tỉnh Bình Định theo ngành và theo không gian.
    - TCLT theo ngành kinh tế: TCLTNN: trang trại, vùng chuyên canh (lúa, mía, mì, dừa và thủy sản); TCLTCN: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp; TCLTDL: điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch.
    - TCLTKT theo không gian: đô thị, KKT Nhơn Hội, HLKT quốc lộ 19 và tiểu vùng kinh tế.
    Việc phân tích, phát hiện vấn đề chủ yếu trên góc độ định tính. Luận án không đi sâu phân tích các vấn đề mang tính chiến lược và quy hoạch. Trong quá trình nghiên cứu tác giả vẫn đặt các hình thức TCLTKT trong mối quan hệ với một số các yếu tố KT - XH và sự quản lí của chính quyền địa phương.
    3.2. Lãnh thổ
    Nghiên cứu toàn bộ phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Định, lấy ranh giới cấp huyện để phân tích một số hình thức có ý nghĩa quan trọng đối với TCLTKT tỉnh Bình Định và đặt lãnh thổ nghiên cứu trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    3.3. Thời gian
    Luận án sử dụng nguồn số liệu giai đoạn 2000 - 2008 và tầm nhìn đến năm 2020.
    4. Lịch sử nghiên cứu
    4.1. Trên thế giới
    Nền móng của việc nghiên cứu, tìm ra tính quy luật về không gian lãnh thổ của các hoạt động kinh tế ra đời từ giữa thế kỉ XIX và đã trở thành một khoa học quản lý lãnh thổ. TCLT có liên quan rất chặt chẽ với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về việc tìm ra các quy luật TCLT ở một địa phương cụ thể, từ đó tiến hành xem xét về việc bố trí một cách hợp lí các hoạt động kinh tế và các điểm dân cư. Đáng chú ý nhất, đó là công trình nghiên cứu về lí thuyết phát triển không gian của các nhà khoa học ở các nước Phương Tây.
    Lý thuyết vành đai nông nghiệp của V.Thunen - 1883 [66]: thành phố trung tâm là đối tượng có sức hấp dẫn đối với các hoạt động nông nghiệp xung quanh. Ý nghĩa quan trọng của lí thuyết này là việc xác định vai trò của một trung tâm và thiết lập các vành đai nông nghiệp tối ưu.
    Lí thuyết luận vi công nghiệp của A.Weber [66]: giải thích sự tập trung công nghiệp ở một địa phương là do 3 nguyên nhân: chi phí vận tải rẽ nhất; chi phí về nhân công rẽ nhất; nơi xí nghiệp tập trung để có thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẽ tiền. Đồng thời, có thể coi thành phố, các cửa Vào - Ra như cảng biển, sân bay, các đầu mối giao thông khác là những nút trọng điểm của lãnh thổ. Sức lan tỏa của chúng có ảnh hưởng rất lớn tới các vành đai sản xuất nông nghiệp với chức năng khác nhau nhưng đều phục vụ cho thành phố trung tâm. Ý nghĩa của lí thuyết này là xác định vai trò của điểm “trồi” ở những khu vực mà kinh tế còn kém phát triển.
    Lý thuyết "điểm trung tâm" của W.Christaller - 1903 [66]: một vùng không thể phát triển nếu không có trung tâm hạt nhân, giữ vai trò đầu tàu lôi kéo sự phát triển của cả lãnh thổ. Thành phố được xem như là những cực hút, hạt nhân của sự phát triển, là các đối tượng đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của chúng đến các vùng xung quanh thông qua bán kính vùng tiêu thụ sản phẩm. Ý nghĩa của lí thuyết này là cơ sở để bố trí các điểm đô thị, các điểm “trồi” được đồng đều trên lãnh thổ thông qua lực hút từ trung tâm.
    Lý thuyết cực của Francoi Perroux - 1950 [66]: một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các nơi trên lãnh thổ trong cùng một thời gian, mà nó có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một hoặc vài nơi nào đó, trong khi đó, ở những nơi khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ. Ý nghĩa của lí thuyết này là giải thích sự cần thiết của việc phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng có trọng điểm.
    Ngoài ra, còn có một số lí thuyết khác đề cập đến TCLT [66], [67], đó là: lí thuyết phi cân đối, lí thuyết phát triển các chuỗi hay chùm đô thị, lí thuyết phát triển tập trung vào những lãnh thổ cụ thể mang chức năng chuyên môn hoá
    Nhìn chung, các lí thuyết trên đã đưa ra những hướng nghiên cứu cơ bản về tính kết cấu, về sự tính toán chặt chẽ các mối liên hệ để xác định quy luật khách quan của sự phân bố và đã được ứng dụng thành công ở một số nước trên thế giới như Liên Xô cũ, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc. Trong tình hình thực tế TCLTKT ở nước ta, tác giả đã tham khảo các lý thuyết trên để phân tích, đánh giá thực trạng TCLTKT theo ngành và theo không gian, xác định phương án TCLTKT cấp tỉnh.
    4.2. Ở Việt Nam
    Trong thời gian gần đây, những vấn đề lí luận và thực tiễn về TCLT đã bắt đầu được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Theo GS Lê Bá Thảo: “Ở Việt nam, bắt đầu từ năm 1990, vấn đề TCLT đã được đề cập đến. Sau đó, vào cuối những năm 1994 đầu năm 1995 các đề tài trọng điểm và độc lập gắn với nội dung về TCLT đã được Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đề xuất và thực hiện. Một hướng nghiên cứu mới đã có kết quả ở nhiều nước phương Tây và bắt đầu được ứng dụng ở Việt Nam. Đó là phương hướng tổ chức lãnh thổ hay có khi còn gọi là quy hoạch lãnh thổ” [29, tr. 284].
    GS Lê Bá Thảo còn cho rằng: “Về thực chất, TCLT là một phương hướng nhằm cải thiện và sửa chữa bằng những hành động “duy ý muốn” mang tính tự nguyện chứ không phải “duy ý chí” có phối hợp với nhau nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất các tài nguyên có trong một lãnh thổ nhất định - có thể trong cả nước hoặc trong từng vùng hoặc ở cấp thấp hơn - nhằm


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế đường 19, Hà Nội.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Hà Nội.
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Tổ chức lãnh thổ kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước,Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội.
    4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đề án phát triển Hành lang kinh tế, Hà Nội.
    5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Đề án phát triển KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Hà Nội.
    6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Đề án phát triển Khu du lịch, Hà Nội.
    7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Đề án phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, Hà Nội.
    8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Đề án phát triển khu kinh tế, Hà Nội.
    9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010, Hà Nội.
    10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2006), Luật Du lịch, Hà Nội.
    11. Cục Thống kê Bình Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2008, Nxb Thống kê Hà Nội.
    12. Cục Thống kê Bình Định (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2009, Nxb Thống kê Hà Nội.
    13. Đảng Bộ tỉnh Bình Định (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII, Bình Định.
    14. Đảng Bộ tỉnh Bình Định (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Bình Định.
    15. Vũ Chí Đồng (1997), Đô thị và tổ chức lãnh thổ của Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    16. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu Địa lí KT - XH, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    17. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Khoa Kinh tế phát triển, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.
    18. Nguyễn Đình Hương (2006), Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.
    19. Nguyễn Văn Lịch, Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    20. Trương Phước Minh (2000), Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    21. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    22. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    23. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2005), Địa lí KT-XH Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    24. Hoàng Ngọc Phong (1994), Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp vùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    25. Phòng Thống kê 11 huyện, thành phố (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, Cục Thống kê Bình Định.
    26. Hoàng Minh Quang (2006), Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...