Tiến Sĩ Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Lịch sử nghiên cứu. 3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 9
    6. Đóng góp mới của luận án. 13
    7. Cấu trúc của luận án. 14

    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 15
    1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ kinh tế. 15
    1.1.1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ. 15
    1.1.2. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 18
    1.1.3. Đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 20
    1.1.4. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 23
    1.1.5. Các nguyên tắc tổ chức lãnh thổ kinh tế. 24
    1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. 25
    1.1.7. Một số hình thức cơ bản của tổ chức lãnh thổ kinh tế. 27
    1.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế. 35
    1.2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam 35
    1.2.2. Khái quát về tổ chức lãnh thổ kinh tế vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ 45
    1.3. Hướng tiếp cận trong nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh - tỉnh Bình Định. 50
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 56

    Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 58
    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 58
    2.1.1. Nhóm nhân tố bên trong. 58
    2.1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 77
    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Định. 82
    2.2.1. Khái quát chung nền kinh tế tỉnh Bình Định. 82
    2.2.2. Các ngành kinh tế. 86
    2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 93
    2.3.1. Tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế tỉnh Bình Định. 93
    2.3.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định theo không gian. 112
    2.4 Đánh giá chung về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 121
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 124

    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
    KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 126
    3.1 Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định. 126
    3.1.1 Cơ sở của định hướng TCLTKT BìnhĐịnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 126
    3.1.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 132
    3.2. Giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 140
    3.2.1. Giải pháp về quy hoạch quản lí lãnh thổ. 140
    3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng. 142
    3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách. 143
    3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 145
    3.2.5 Giải pháp về khoa học và công nghệ. 146
    3.2.6. Giải pháp về thị trường, hợp tác phát triển. 147
    3.2.7 Giải pháp về nguồn vốn. 149
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 149
    KẾT LUẬN 151
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 154
    ĐẾN LUẬN ÁN 154
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 156


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Bất kì một phạm vi không gian nào trên lãnh thổ nước ta cũng như trên thế giới đều có những điều kiện khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội. Sự phân hoá theo lãnh thổ về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, tổ chức theo lãnh thổ là một yêu cầu khách quan nếu muốn khai thác lãnh thổ một cách hợp lí và có hiệu quả cao.
    Tổ chức lãnh thổ là một trong những biểu hiện gắn kết các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho việc khai thác các tiềm năng và lợi thế ngày càng tốt hơn, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đồng thời, tạo nên mối liên kết giữa các khu vực hành chính, tự nhiên khác nhau trong cùng một địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau. Nguyên tắc cao nhất của TCLT là đảm bảo phát triển hài hoà, nhịp nhàng, hiệu quả và bền vững cả trước mắt và lâu dài của vùng lãnh thổ. Lựa chọn các hình thức TCLT thích hợp đối với mỗi lãnh thổ là công việc khó khăn và phức tạp, mang tính nghệ thuật dẫn đến thành công trong các quá trình phát triển. Trong thời gian qua, mỗi địa phương ở các vùng, miền khác nhau ở nước ta việc phát triển các hình thức TCLTKT hết sức đa dạng.
    Tỉnh Bình Định nằm trong vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế ở địa phương này đã có những bước phát triển đáng kể. Mỗi ngành kinh tế nơi đây đã dần dần sử dụng có hiệu quả những đặc trưng mang tính lãnh thổ, hoặc có sự tương tác qua lại, tạo nên mối liên kết nội vùng và ngoại vùng.
    Việc nghiên cứu về TCLTKT tỉnh Bình Định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc sắp xếp, bố trí các hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất sự phân bố khác nhau theo lãnh thổ các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội ở địa phương. Đồng thời, thấy được mối liên hệ mật thiết của các hình thức TCLTKT đảm bảo cho việc khai thác lãnh thổ ngày càng bền vững; sớm đưa Bình Định trở thành một trong những cực kinh tế phát triển mạnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo Nghị quyết mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra.
    Từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” làm đề tài luận án tiến sĩ.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu
    Vận dụng và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế để phân tích, đánh giá về thực trạng TCLTKT tỉnh Bình Định. Từ đó, đề xuất các giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định trong tương lai.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn cơ bản về TCLTKT, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu TCLTKT trên địa bàn một địa phương cụ thể ở nước ta.
    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT của tỉnh Bình Định và thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Định.
    - Phân tích thực trạng TCLT theo ngành kinh tế và theo không gian ở tỉnh Bình Định.
    - Xác định cơ sở và định hướng TCLTKT tỉnh Bình Định đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp TCLTKT tỉnh Bình Định có hiệu quả và bền vững.
    3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    3.1. Nội dung
    Tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bình Định. Đồng thời, vận dụng các lí thuyết TCLTKT nhằm bước đầu phát hiện một số hình thức TCLTKT tỉnh Bình Định theo ngành và theo không gian.
    - TCLT theo ngành kinh tế: TCLTNN: trang trại, vùng chuyên canh (lúa, mía, mì, dừa và thủy sản); TCLTCN: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp; TCLTDL: điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch.
    - TCLTKT theo không gian: đô thị, KKT Nhơn Hội, HLKT quốc lộ 19 và tiểu vùng kinh tế.
    Việc phân tích, phát hiện vấn đề chủ yếu trên góc độ định tính. Luận án không đi sâu phân tích các vấn đề mang tính chiến lược và quy hoạch. Trong quá trình nghiên cứu tác giả vẫn đặt các hình thức TCLTKT trong mối quan hệ với một số các yếu tố KT - XH và sự quản lí của chính quyền địa phương.
    3.2. Lãnh thổ
    Nghiên cứu toàn bộ phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Định, lấy ranh giới cấp huyện để phân tích một số hình thức có ý nghĩa quan trọng đối với TCLTKT tỉnh Bình Định và đặt lãnh thổ nghiên cứu trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    3.3. Thời gian
    Luận án sử dụng nguồn số liệu giai đoạn 2000 - 2008 và tầm nhìn đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...