Tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH Posted on 17/12/2009 by tailieudulich






    [COLOR=#]3 Votes[/COLOR]​
    TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
    3.1. Quan niệm
    Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó.
    Nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất.
    Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.
    3.2. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
    Khi nghiên cứu phân vùng du lịch, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị. Không thể phân vùng nếu thiếu hệ thống phân vị.
    Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây tranh cãi. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao.
    3.2.1. Điểm du lịch
    Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Tuy nhiên điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn, ví dụ điểm du lịch VQG Cúc Phương với điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá – lịch sử hoặc kinh tế – xã hội ) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
    Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan ).
    Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).
    3.2.2. Trung tâm du lịch
    Đây là một cấp hết sức quan trọng. Trong đó có sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ, trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế – kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch rất lớn.
    Nguồn tài nguyên du lịch tương đói tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch.
    Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thới gian dài.
    Có khả năng tạo vùng rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng.
    Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể diện tích tương ứng với một tỉnh.
    3.2.3. Tiểu vùng du lịch
    Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và các trung tâm du lịch (nếu có). Vì quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng khá lớn.
    Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại.
    Trong thực tế ở nước ta có hai loại tiểu vùng du lịch.
    - Tiểu vùng đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng thực tế).
    - Tiểu vùng đang hình thành (tiểu vùng tiềm năng).
    Giữa 2 loại tiểu vùng du lịch trên có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại thứ hai có thể có tài nguyên, song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện trở thành hiện thực.
    3.2.4. Á vùng du lịch
    Á vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với các mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số hđ và lãnh thổ rộng lớn. Xét về mối quan hệ dân cư – quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng bao gồm cả những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên quan bên trong lãnh thổ đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hoá đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành á vùng. Trong trường hợp đó, hệ thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp: Điểm – Trung tâm – Tiểu vùng – Vùng du lịch.
    3.2.5. Vùng du lịch
    Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, điểm du lịch có những đặc trưng riêng biệt về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế – xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch.
    Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hoá. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với các vùng kia.
    Ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chuyên môn hoá gì và xu hướng phát triển như thế nào thì cần phải nghiên cứu.
    Các mối liên hệ nội và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của vùng.
    Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Nếu hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch).
    Có 2 loại vùng du lịch:
    - Vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng).
    - Vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
    Ở nước ta có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch đang hình thành. Song trên thực tế bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động du lịch đang diễn ra trên thực tế ở nước ta.
    3.3. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
    * Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố tạo vùng. Hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng. Các yếu tố tạo vùng chủ yếu là nguồn tài nguyên (tự nhiên, văn hoá – lịch sử, kinh tế – xã hội), dòng khách du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
    Về lý thuyết, vùng du lịch là một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ ứng với hệ thống lãnh thổ du lịch. Hệ thống này được hình thành bởi các phân hệ khách, phân hệ tài nguyên, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ đội ngũ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ quan điều khiển. Như vậy, rõ ràng các chỉ tiêu phân vùng phải đề cập đến nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
    Đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua chuyên môn hoá của nó. Chuyên môn hoá du lịch của vùng bắt nguồn ít nhất từ hai yếu tố: nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ) của vùng.
    * Mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung quanh vào lãnh thổ của vùng. Trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cần phải chú ý đến vấn đề này.
    Từ những quan điểm trên có thể đưa ra 3 chỉ tiêu chính trong phân vùng du lịch.
    3.3.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ.
    Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng của tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó tài nguyên du lịch được tách thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
    Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng phục vụ trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu có thể chia tài nguyên du lịch làm 2 bộ phận cấu thành: tự nhiên và nhân văn.
    Như một yếu tố tạo vùng, tài nguyên du lịch tác động không chỉ tới sự hình thành và phát triển, mà còn đến cả cấu trúc chuyên môn hoá của vùng. Khối lượng nguồn tài nguyên rất cần thiết để xác định quy mô hoạt động của vùng. Thời gian khai thác quyết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách. Sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
    Trên cơ sở tác động tổng hợp của tài nguyên du lịch (khí hậu, địa hình, thực động vật, nguồn nước) đã dẫn đến các kiểu tổ hợp du lịch: ven biển, núi, đồng bằng – đồi. Tài nguyên nhân tạo có nhiều nét khác với tài nguyên tự nhiên:
    Trước hết, tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức hơn tác dụng giải trí. Việc tham quan các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong một chuyến đi có thể hiểu được nhiều đối tượng. Từ đó loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình “tuyến” là thích hợp với khách du lịch.
    Thứ 2, về phương diện khách, những người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ học vấn, thẩm mỹ cao với sở thích đa dạng.
    Thứ 3, tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Ngoài ra, đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân tạo không mang tính thời vụ, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tác động tài nguyên du lịch nhân tạo đến khách du lịch theo từng giai đoạn: thông tin, tiếp xúc, nhận thức, đánh giá, nhận xét
    Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số lượng tài nguyên vốn có. Tất nhiên, việc xác định chỉ mang tính chất tương đối. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn, có tài nguyên ở nơi xa xôi (nhất là tài nguyên tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đó còn quá kém. Vì vậy, tài nguyên được sử dụng rất hạn chế. Khi “kiểm kê” rõ ràng phải tính đến, nhưng thực tế giá trị sử dụng thấp. Hơn nữa, nếu chỉ tính số lượng đơn thuần nhiều khi không phản ánh hết được thực tế khách quan, số lượng tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có sự khác nhau rất lớn.
    Chất lượng tài nguyên du lịch có tác dụng tạo vùng rất lớn. Trong nhiều trường hợp số lượng và chất lượng tài nguyên không phù hợp với nhau. Ở một lãnh thổ có thể có rất nhiều tài nguyên, nhưng giá trị lại rất kém. Ngược lại, ở một lãnh thổ khác tuy ít tài nguyên, nhưng giá trị sử dụng lại cao. Các loại tài nguyên chỉ phát huy tác dụng hấp dẫn khách du lịch khi có chất lượng cao (với điều kiện các yếu tố khác như nhau).
    Ngay đối với từng loại tài nguyên, không phải bất kỳ đặc điểm nào của nó cũng có ý nghĩa đối với du lịch. Thông thường chỉ có một số đặc điểm nhất định tham gia vào quá trình tạo vùng. Thí dụ, với tư cách là tài nguyên không phải tất cả các dạng địa hình đều có giá trị du lịch. Tính đa dạng của địa hình có sức thu hút khách rất cao, trong khi đó tính đơn điệu ít hấp dẫn du khách lịch.
    Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo vùng. Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ở số lượng và chất lượng mà còn ở sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú, sức hút của khách du lịch càng mạnh, tác dụng vùng của nó càng cao.
    3.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
    Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố để tạo vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa 2 chỉ tiêu này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng bao giờ có cơ sở vật chất cho du lịch. Vì vậy, GS Hunziken (người Đức) mới phân biệt 3 nhóm yếu tố:
    + Nhóm tạo nên sức hấp dẫn du lịch (các loại tài nguyên du lịch)
    + Nhóm đảm bảo việc đi lại tham quan du lịch của khách (chủ yếu là giao thông).
    + Nhóm đảm bảo việc lưu lại của khách (cơ sở vật chất kỹ thuật)
    Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển vùng du lịch. Trong cơ sở hạ tầng nổi lên hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông.
    Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết: khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, vui chơi giải trí Khâu trung tâm của nó chủ yếu là phương tiện phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch dựa trên 3 chỉ tiêu chuẩn chủ yếu sau đây:
    - Đảm bảo những điều tốt nhất cho việc nghỉ ngơi du lịch
    - Đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình xây dựng và khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật.
    - Thuận tiện cho việc thu hút khách từ các nơi tới.
    Cần phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
    3.3.3. Trung tâm tạo vùng (TTTV).
    Mỗi vùng du lịch phải có ít nhất một TTTV. Một lãnh thổ có thể có nhiều tài nguyên du lịch, song thiếu sức hút của một TTTV thì lãnh thổ ấy không có khả năng lôi kéo quanh mình các lãnh thổ lân cận để tạo thành một vùng du lịch. Vì thế, có thể coi TTTV là một trong những chỉ tiêu để phân vùng du lịch.
    Các chỉ tiêu: Tài nguyên – cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật – TTTV có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Song cần thấy rằng, một lãnh thổ có tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nhưng chưa chắc đã tạo thành TTTV. Ngược lại một TTTV chắc chắn có tài nguyên được sử dụng triệt để và một mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tốt.
    TTTV phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở mức độ rất cao và có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để thoả mãn nhu cầu của đông đảo khách du lịch. Các tiền đề ấy trở thành điều kiện thuận lợi cho việc hình thành trung tâm. Hơn thế nữa, TTTV phải có sức hút mạnh mẽ các lãnh thổ xung quanh. Sức hút đến đâu còn tuỳ thuộc vào quy mô và sức mạnh của trung tâm. TTTV càng lớn, sức hút càng mạnh. Về nguyên tắc có thể phân biệt 2 loại TTTV:
    - TTTV qui mô toàn quốc (tạo nên các vùng du lịch).
    - TTTV qui mô địa phương (tạo nên các á vùng, tiểu vùng).
    Những trung tâm lớn nhất thường có sức mạnh và tạo nên vùng du lịch. Thí dụ, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 TTTV lớn nhất nước ta có vai trò to lớn trong việc hình thành 2 vùng du lịch (Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các trung tâm nhỏ tạo nên các vùng ở cấp thấp hơn.
    Ý nghĩa đặc biệt (đôi khi có tính quyết định) của TTTV được thể hiện rõ nét trong quá trình xác định ranh giới các vùng. Một số quan điểm cho rằng, ranh giới của vùng được xác định ở nơi mà sức hút của TTTV vừa mới chấm dứt. Lãnh thổ càng gần TTTV càng bị hút mạnh. Ngược lại, càng xa trung tâm sức hút càng yếu đi. Tới một khoảng cách nào đó, sức hút của các trung tâm yếu dần và chấm dứt. Đó là ranh giới của vùng du lịch. Vượt qua ranh giới này là lãnh thổ của vùng du lịch khác với TTTV khác. Trong một vài trường hợp, khi các chỉ tiêu khác như nhau, việc sắp xếp một lãnh thổ nào đó vào vùng du lịch này hay vào vùng du lịch kia là do sức hút của TTTV quyết định.
    3.4. Sự phân hoá lãnh thổ du lịch
    Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu nói trên, nước ta được chia thành 3 vùng du lịch: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng lại bao gồm các lãnh thổ thuộc cấp phân vị thấp hơn.
    I. Vùng du lịch Bắc Bộ.
    1. Tiểu vùng du lịch trung tâm
    + Trung tâm du lịch Hà Nội
    + Các điểm du lịch
    2. Tiểu vùng du lịch Duyên hải Đông Bắc
    Các điểm du lịch
    3. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc
    Các điểm du lịch
    4.Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
    Các điểm du lịch
    5. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ
    Các điểm du lịch
    II. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
    1. Tiểu vùng du lịch phía Bắc
    Các điểm du lịch
    2. Tiểu vùng du lịch phía Nam
    Các điểm du lịch
    III. Vùng du lịch Nam Trung Bộ – Nam Bộ
    A. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ
    1. Tiểu vùng du lịch Duyên hải
    Các điểm du lịch
    2. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên
    Các điểm du lịch
    B. Á vùng du lịch Nam Bộ
    1. Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ
    + Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh
    + Các điểm du lịch
    2. Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ
    Các điểm du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...