Thạc Sĩ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
    giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban quản
    lí các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công
    thương tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban
    nhân dân tỉnh Thái Nguyên . các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
    Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
    1. TS. Nguyễn Việt Tiến - Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ
    tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
    2. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo – Bộ phận Sau Đại học, Khoa Địa lí và các
    thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học
    Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
    3. Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái
    Nguyên, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
    Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân
    đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
    Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng
    nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý
    kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn
    thiện hơn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn!
    Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
    Học viên



    Nghiêm Văn Long (Khóa học 2013 - 2015) iii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do lựa chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 4
    5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài . 5
    6. Các quan điểm nghiên cứu đề tài . 5
    7. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 6
    8. Đóng góp của đề tài 8
    9. Cấu trúc của đề tài . 8
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
    CÔNG NGHIỆP . 9
    1.1. Cơ sở lí luận . 9
    1.1.1. Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 9
    1.1.1.1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế 9
    1.1.1.2. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp . 10
    1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp . 11
    1.1.2.1. Nhân tố bên trong . 11
    1.1.2.2. Nhân tố bên ngoài . 14
    1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 15
    1.1.3.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây 15
    1.1.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở phương Tây 18 iv
    1.1.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở châu Á 18
    1.1.3.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam . 19
    1.2. Cơ sở thực tiễn 21
    1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam . 21
    1.2.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ . 25
    Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
    LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN . 29
    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên . 29
    2.1.1. Nhân tố bên trong . 29
    2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 29
    2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 30
    2.1.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 34
    2.1.2. Nhân tố bên ngoài . 44
    2.1.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế với sự phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên . 44
    2.1.2.2. Khả năng liên kết vùng của Thái Nguyên 45
    2.1.3. Đánh giá chung . 46
    2.1.3.1. Thuận lợi . 46
    2.1.3.2. Khó khăn . 47
    2.1.3.3. Cơ hội 48
    2.1.3.4. Thách thức 48
    2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 48
    2.2.1. Khái quát chung 48
    2.2.2. Tổ chức lãnh thổ các ngành công nghiệp . 55
    2.2.2.1. Ngành công nghiệp luyện kim . 55
    2.2.2.2. Ngành công nghiệp cơ khí 57
    2.2.2.3. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 58
    2.2.2.4. Các ngành công nghiệp khác 59
    2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 60
    2.2.3.1. Điểm công nghiệp . 60
    2.2.3.2. Cụm công nghiệp 61 v
    2.2.3.3. Khu công nghiệp . 62
    2.2.3.4. Trung tâm công nghiệp . 71
    2.2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế . 76
    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG
    NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 79
    3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
    tới năm 2020 . 79
    3.1.1. Quan điểm phát triển công nghiệp . 79
    3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp 80
    3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 80
    3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 81
    3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp 83
    3.1.3.1. Định hướng chung 83
    3.1.3.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp . 84
    3.1.3.3. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 87
    3.2. Các giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 . 95
    3.2.1. Giải pháp về chính sách . 95

    3.2.1.1. Thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng cho các khu công nghiệp . 95

    3.2.1.2. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp . 96

    3.2.2. Giải pháp về vốn 97

    3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 97

    3.2.4. Giải pháp về môi trường . 99

    3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực . 100

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104 vi
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Viết đầy đủ
    CCN Cụm công nghiệp
    CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
    ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
    KCN Khu công nghiệp
    KCX Khu chế xuất
    KTXH Kinh tế xã hội
    TCLTCN Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
    TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế
    TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
    TP Thành phố
    TTCN Trung tâm công nghiệp
    TX Thị xã
    UBND Ủy ban nhân dân


    iv
    iv vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

    STT Tên bảng Trang
    1
    Bảng 1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
    vùng của nước ta năm 2010
    24
    2
    Bảng 2.1. Dân số và nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
    2005 – 2012
    35
    3
    Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh
    tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2012
    50
    4
    Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
    hiện hành phân theo ngành công nghiệp năm 2005 và năm 2012
    51
    5
    Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
    hiện hành phân theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2005 – 2012
    52
    6
    Bảng 2.5. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên năm
    2012
    52
    7
    Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
    hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2012
    53
    8
    Bảng 2.7. Một số chỉ số phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
    phân theo các đơn vị hành chính năm 2012
    54
    9
    Bảng 2.8. Sản phẩm công nghiệp cá thể chủ yếu trên địa bàn TP
    Thái Nguyên năm 2010 và năm 2011
    73
    10
    Bảng 3.1. Diện tích đất có thể phát triển KCN theo khu vực hành
    chính
    89


    v
    v viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    STT Tên hình Trang
    1 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 30
    2
    Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên
    giai đoạn 2005 - 2012
    35
    3 Hình 2.3. Bản đồ nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 43
    4
    Hình 2.4. Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa
    các vùng
    46
    5
    Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái
    Nguyên giai đoạn 2005 – 20012
    49
    6
    Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện
    hành tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2012
    51
    7
    Hình 2.7. Bản đồ thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Thái
    Nguyên
    57
    8
    Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp thành phố
    Thái nguyên so với toàn tỉnh theo giá so sánh năm 2010 giai đoạn
    2005 – 2012
    71
    9 Hình 2.9. Bản đồ tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 75

    vi
    vi
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do lựa chọn đề tài
    Nghiên cứu vấn đề TCLTKT có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức quan trọng.
    Mọi hoạt động của con người trong đó có hoạt động kinh tế đều gắn liền với một
    không gian lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, mỗi lãnh thổ lại có những đặc điểm riêng
    và có mối quan hệ không gian với các bộ phận lãnh thổ khác. Vì vậy vấn đề đặt ra là
    cần phải tổ chức các yếu tố cấu thành nên lãnh thổ như thế nào cho hợp lí để đạt được
    mục tiêu phát triển KTXH có hiệu quả.
    Ở phạm vi khu vực và trên thế giới, vấn đề TCLTKT đã, đang và sẽ tiếp tục
    được nghiên cứu và triển khai trên thực tế ở các mức độ khác nhau vì mục tiêu phát
    triển. Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
    kinh tế, vấn đề TCLTKT được quan tâm và chú trọng từ Trung ương tới các địa
    phương, thể hiện rõ trong các văn kiện của Đại hội Đảng, quy hoạch, đề án, dự án
    phát triển .Trong bối cảnh hội nhập, quá trình CNH - HĐH diễn ra mạnh, vấn đề
    TCLTCN giữ vai trò chủ chốt và quan trọng hơn cả vì mục tiêu đưa nước ta cơ bản
    trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục lớn của vùng
    TDMNBB; là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du và miền núi với vùng đồng
    bằng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành công
    nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và giữ vai trò quan trọng. Được biết đến là TTCN
    luyện kim đầu tiên và lớn nhất cả nước trong thời kỳ đầu của sự phát triển; với nhiều
    lợi thế cho sự phát triển công nghiệp, hiện nay, có thể coi Thái Nguyên là “thủ phủ”
    công nghiệp của vùng công nghiệp Miền núi và trung du Bắc Bộ.
    Năm 2013 Thái Nguyên trở thành một điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước
    ngoài, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung, bên
    cạnh đó là sự hình thành và phát triển các CCN, KCN khá hiệu quả đã đưa Thái Nguyên
    trở thành một trung tâm kinh tế nói chung, TTCN nói riêng phía bắc thủ đô Hà Nội.
    Mặc dù vậy, vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên vẫn tồn tại những hạn chế nhất
    định. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cần có những định hướng, mục tiêu và giải pháp kịp thời
    và hợp lí để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phát triển công nghiệp có hiệu
    2
    quả và bền vững, nhằm nâng cao vị thế của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản
    Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tổ chức lãnh
    thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với mong muốn đóng góp những giá trị lí luận và
    thực tiễn nhất định về vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    * Trên thế giới
    Trên thế giới, nghiên cứu về vùng lãnh thổ đã được các nhà Địa lí học và Kinh
    tế học quan tâm trong các công trình của mình, đặc biệt khi khoa học Địa lí được hình
    thành, phát triển vào cuối thế kỷ XIX và trong bối cảnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
    có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nửa sau thế kỷ XX. Đã có nhiều trường phái Địa lí, các
    nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề vùng lãnh thổ và TCLTKT cùng với đó là sự ra
    đời của các lý thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ. Tiêu biểu đó là: thuyết
    định vị công nghiệp của A. Weber năm 1909; lý thuyết về “điểm trung tâm” của nhà
    Địa lí Đức W. Christaller năm 1933 hay lý thuyết cực phát triển của nhà kinh tế học
    người Pháp F. Perroux vào những năm 50 của thế kỷ XX .Các lý thuyết này cùng với
    lý thuyết kinh tế của Adam Smith và David Ricardo tiếp tục được phát triển về mặt lí
    luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của thế kỷ XX tại các nước châu Âu,
    Liên Xô (cũ) và Mỹ, từ đó dẫn đến sự ra đời của khái niệm tổ chức lãnh thổ. Trong
    vấn đề, TCLTCN, công trình tiểu biểu và vẫn giữ nguyên những giá trị cho tới ngày
    nay là thuyết định vị công nghiệp của A. Weber, giải thích sự tập trung công nghiệp ở
    một địa phương là do: chi phí vận tải rẻ nhất, chi phí nhân công rẻ nhất và nơi xí
    nghiệp tập trung để có thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. Bên cạnh đó là
    thuyết cực phát triển của F. Perroux, theo đó một lãnh thổ không thể phát triển đồng
    đều mà nổi lên các cực phát triển, hạt nhân là các TTCN hay dịch vụ .
    Khoa học Địa lí được hiện đại hóa vào nửa sau thế kỷ XX cũng là thời kỳ kinh
    tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhất, TCLTKT trở thành một bộ môn cơ bản
    như là lý thuyết và phương pháp quy hoạch lãnh thổ toàn diện, tổng thể để phát triển
    KTXH bền vững. Trong cuốn sách “Những vấn đề Địa lí kinh tế hiện nay trên thế
    giới” của tác giả Y.U.G. Xauskin vấn đề tổ chức lãnh thổ được quan tâm nghiên cứu
    3
    với ba chương: phân công lao động theo lãnh thổ, tổ chức xã hội theo lãnh thổ và
    những vấn đề phân vùng kinh tế liên quan tới phát triển lãnh thổ.
    Như vậy, xét trên phạm vi thế giới, vấn đề TCLTKT trong đó có vấn đề TCLTCN
    đã được nghiên cứu từ lâu, với các nội dung nổi bật đó là tính kết cấu, mối quan hệ, động
    lực phát triển của lãnh thổ và có giá trị thực tiễn lớn lao.
    * Ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, vấn đề TCLTKT nói chung, TCLTCN được xác định là chiến lược
    sống còn đối với sự phát triển của quốc gia và các vùng lãnh thổ, điều đó được khẳng
    định trong các văn kiện quan trọng của Đại hội Đảng. Đây cũng là nội dung nghiên
    cứu, hoạt động quan trọng của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương
    như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn .Vấn đề TCLTCN được đề cập đến trong các quy hoạch và chiến lược phát triển
    cụ thể như: quyết định phê duyệt của thủ tướng Chính phủ “Quy hoạch tổng thể phát
    triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Chiến
    lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
    “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” .
    Không chỉ có vậy, đã có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu trong đó vấn đề
    TCLTKT được các nhà khoa học lựa chọn làm đề tài của mình. Đặc biệt, nghiên cứu
    TCLTCN Việt Nam có cuốn sách: “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam”, của GS.
    TS. Lê Thông, PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000. Trong số
    các hình thức TCLTCN, các KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao là hình thức tổ
    chức đặc biệt được quan tâm nghiên cứu, là nội dung của nhiều chiến lược, quy hoạch
    phát triển bởi vai trò động lực của chúng đối với sự phát triển công nghiệp của địa
    phương cũng như cả nước. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có Ban quản lý các KCN để
    thực hiện chức nãng quản lí của mình. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra
    “Báo cáo tổng kết 20 xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”,
    cho chúng ta cái nhìn tổng quát về sự phát triển của các KCN tập trung ở Việt Nam.
    Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào cơ sở lí luận và
    thực tiễn hình thành, phát triển các hình thức TCLTKT, trong đó có TCLTCN; những
    thành tựu đạt được cũng như vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế nước nhà.
    4
    Ở quy mô cấp tỉnh và TP, đã có một số đề tài nghiên cứu về TCLTCN như: luận
    văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Thịnh, Đại học
    Sư phạm Hà Nội, 2005; luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Yên Bái” của
    Vũ Kim Đức, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008; luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ công
    nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” của Lương Thị Minh Thu, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2010;
    luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An” của Lương Thành Vinh, Đại
    học Sư phạm Hà Nội, 2011. Các đề tài này đều dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn
    đề TCLTCN, tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển và đưa ra mục
    tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển các hình thức TCLTCN của các tỉnh và TP.
    * Trong tỉnh Thái Nguyên
    Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu về ngành công nghiệp, đáng chú ý có
    luận án tiến sĩ kinh tế: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn
    tỉnh Thái Nguyên, của Nguyễn Hải Bắc, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,
    2010. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học. Luận văn thạc sĩ: “Tiềm
    năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm
    2020” của Nguyễn Thị Hằng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2010; đề tài tập trung
    nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển các ngành công nghiệp
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên cho
    tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ địa lí học, đi sâu phân tích các
    nhân tố ảnh hưởng cũng như thực trạng phát triển TCLTCN tỉnh Thái Nguyên trong
    thời kỳ hội nhập và phát triển. Kế thừa cơ sở lí luận và thực tiễn quý giá của những
    công trình nghiên cứu đã có, tác giả mong muốn nghiên cứu và làm rõ vấn đề
    TCLTCN tỉnh Thái Nguyên, đóng góp lí luận và thực tiễn về TCLTCN của Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN nhằm tập trung nghiên cứu các
    nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề
    xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCLTCN theo hướng phát triển bền
    vững trong tương lai.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Trong quá trình nghiên cứu, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
    5
    - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN, từ đó vận dụng nghiên cứu
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên.
    - Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong sự
    nghiệp CNH – HĐH của tỉnh.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCLTCN trên địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên.
    5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    - Về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng,
    thực trạng vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên với các hình thức điểm công nghiệp,
    CCN, KCN và TTCN.
    - Về phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thái
    Nguyên, bao gồm 1 TP, 1 TX và 7 huyện.
    - Về thời gian nghiên cứu: các số liệu nguồn phục vụ nghiên cứu tập trung chủ
    yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012.
    6. Các quan điểm nghiên cứu đề tài
    - Quan điểm tổng hợp
    Trong nghiên cứu Địa lí nói chung và Địa lí KTXH nói riêng việc vận dụng quan
    điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu TCLTCN có nhiều vấn đề
    cần xem xét. Để có kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học, chúng tôi đã vận dụng
    quan điểm tổng hợp trong luận văn này để: xem xét, đánh giá tổng thể các nhân tố ảnh
    hưởng tới TCLTCN tỉnh Thái Nguyên; nghiên cứu tổng hợp các hình thức TCLTCN
    trên địa bàn tỉnh; đề xuất tổng hợp các nhóm giải pháp TCLTCN có hiệu quả.
    - Quan điểm lãnh thổ
    Các hiện tượng KTXH đều gắn liền với một không gian lãnh thổ nhất định và đây
    cũng là đặc trưng của khoa học Địa lí. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc TDMNBB, diện
    tích khá lớn trên 3,5 nghìn km 2 , về mặt hành chính bao gồm: 1 TP, 1 TX và 7 huyện.
    Giữa các địa phương có những điều kiện khác nhau cho sự phát triển và có sự phân hóa
    mãnh mẽ trong TCLTCN. Vận dụng quan điểm này trong luận văn để thấy được đặc
    điểm chung cũng như sự phân hóa trong hoạt động sản xuất công nghiệp và TCLTCN
    6
    giữa các địa phương, từ đó có thể đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hợp lí,
    hiệu quả theo lãnh thổ, đúng với bản chất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
    - Quan điểm hệ thống
    Vận dụng quan điểm hệ thống trong đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề tổ
    chức lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên trong thực tế cả nước nói chung, vùng TDMNBB nói
    riêng. Trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên đó là hệ thống các hình thức TCLTCN theo
    các quy mô khác nhau: điểm công nghiệp, CCN, KCN, TTCN.
    - Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
    Vận dụng quan điểm này trong đề tài để thấy được quá trình hình thành và phát
    triển công nghiệp, các hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh
    đó là việc vận dụng quan điểm viễn cảnh, để thấy được xu hướng phát triển, dự báo
    tương lai dựa trên những điều kiện ở hiện tại, từ đó đưa ra những định hướng và giải
    pháp phát triển, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Quan điểm này cho phép đề tài
    nhìn nhận đầy đủ, chính xác và đánh giá đúng sự vật hiện tượng theo một quá trình.
    - Quan điểm phát triển bền vững
    Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu để đánh giá mức độ hiệu quả trong
    TCLTCN của tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển bền vững trong tương lai.
    Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp không chỉ mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế,
    mà cần đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, bảo vệ tài
    nguyên thiên nhiên, môi trường.
    7. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lí tài liệu
    Đây là một phương pháp nghiên cứu phổ biến và quan trọng, xuyên suốt trong quá
    trình nghiên cứu đề tài. Để đề tài có tính khoa học và sức thuyết phục, cần có những tài
    liệu và số liệu thống kê cụ thể. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành thu
    thập những tài liệu có liên quan tới vấn đề TCLTCN từ nhiều nguồn khác nhau: chiến
    lược, quy hoạch phát triển của các cơ quan chức năng, số liệu thống kê từ các cơ quan
    thống kê hay niên giám thống kê, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận
    án tiến sĩ, cuốn sách, tạp chí khoa học, các tác phẩm đã xuất bản .
    7
    Từ những tài liệu phong phú với nhiều nguồn khác nhau, tôi đã tiến hành tổng
    hợp và lựa chọn những tài liệu có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Phân loại
    tài liệu để làm rõ những nội dung khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tiến hành
    xử lí số liệu bước đầu, sắp xếp số liệu theo trình tự thời gian, theo đối tượng, phạm vi
    lãnh thổ, thành lập các bảng số liệu mang tính chất thống kê .
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê
    Những số liệu thu thập được bước đầu chủ yếu ở dạng thô. Để có thể làm rõ bản
    chất của đối tượng, cần có sự xử lí số liệu dưới dạng tinh bằng các phương pháp toán
    học phù hợp. Vận dụng phương pháp này, tác giả đã phân tích và tổng hợp các số liệu
    thống kê, từ đó rút ra những nhận xét, khái quát thành quy luật, bản chất của đối
    tượng nghiên cứu, làm rõ thực trạng phát triển của các hình thức TCLTCN tỉnh Thái
    Nguyên, trong sự phát triển của cả nước và của vùng TDMNBB; có sự so sánh, đánh
    giá giữa các đối tượng cùng loại và giữa các địa phương trong tỉnh .đảm bảo tính
    khoa học, khách quan và tính thuyết phục của đề tài thông qua các tài liệu dẫn chứng
    và số liệu thống kê.
    - Phương pháp bản đồ, biểu đồ và sử dụng công nghệ thông tin
    Phương pháp bản đồ, biểu đồ là một phương pháp đặc trưng và quan trọng trong
    nghiên cứu Địa lí. Trong đề tài tác giả đã dựa trên những bản đồ chuyên đề, những biểu
    đồ trong các tài liệu thu thập được từ đó rút ra những nhận xét cần thiết, đánh giá thực
    trạng phát triển và phân bố của đối tượng, làm rõ vấn đề được nghiên cứu. Ngược lại,
    những kết quả nghiên cứu cũng được thể hiện trên biểu đồ, bản đồ nhằm cung cấp một
    hình ảnh trực quan về động thái phát triển, sự phân hóa TCLTCN tỉnh Thái Nguyên,
    cũng như mối quan hệ nội hàm, mối quan hệ không gian của đối tượng. Để hiện được
    các kết quả nghiên cứu lên biểu đồ, bản đồ tác giả đã sử dụng công cụ hỗ trợ của các
    thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm như Excel, đặc biệt là phần mềm biên tập
    bản đồ Mapinfo, ArcGIS – những phần mềm đặc trưng trong nghiên cứu địa lí.
    - Phương pháp thực địa
    Phương pháp thực địa cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu đặc
    trưng trong Địa lí, Áp dụng phương pháp nghiên cứu này trong đề tài, tác giả đã có
    những chuyến đi thực tế tới địa bàn các hình thức TCLTCN trong tỉnh Thái Nguyên,
    8
    tôi tiến hành thu thập các thông tin phục vụ cho việc làm rõ vấn đề nghiên cứu, trình
    bày luận cứ trong đề tài, cung cấp những nội dung, tài liệu khách quan, chính xác,
    đảm bảo tính khoa học và tăng sức thuyết phục cho đề tài.
    8. Đóng góp của đề tài
    - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN, từ đó vận dụng nghiên cứu
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên.
    - Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong sự
    nghiệp CNH – HĐH của tỉnh.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCLTCN trên địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên.
    Những đóng góp trên đây của đề tài cũng chính là những nhiệm vụ và mục tiêu
    quan trọng mà đề tài hướng tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những giá trị và ý
    nghĩa nhất định, làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu vấn đề này và
    làm tài liệu giảng dạy Địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên .
    9. Cấu trúc của đề tài
    Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung kết quả nghiên cứu và phần
    kết luận, kiến nghị.
    Phần nội dung gồm ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
    - Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp
    tỉnh Thái Nguyên.
    - Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái
    Nguyên đến năm 2020.
     
Đang tải...