Luận Văn Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/2/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 10/2/15
    Last edited by a moderator: 10/2/15
    Mở đầu
    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
    Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội đã đưa nền kinh tế toàn cầu sang một hình thái mới. Cơ chế thị trường ra đời làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng đa dạng và phức tạp, chức năng kiểm tra kế toán không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin. Chính vì thế, kiểm toán ra đời như một đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Càng ngày, kiểm toán càng trở nên có vai trò quan trọng và càng phát triển, khẳng định là một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng.
    Cùng với sự phát triển chung của thế giới, từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam đã có những bước chuyển đổi to lớn trong cải cách nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Quá trình đổi mới đã đưa Việt Nam từng bước vươn lên và đạt được nhiều thắng lợi trong kinh tế và phát triển xã hội. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, từng bước vươn lên khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Thành tựu của 10 năm đổi mới gần đây của nước ta là đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định và mạnh mẽ.
    Theo sự đổi mới đó, ở tầm vĩ mô, Nhà nước đã và đang cố gắng tạo dựng một môi trường pháp lý, một hành lang pháp luật kinh tế rõ ràng và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên từ chính bản thân mình, các nhà quản trị phải có những quyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Một trong những công cụ để giúp cho các nhà quản trị có được các thông tin chính xác và kịp thời để ra các quyết định đúng đắn của mình là hệ thống kiểm soát nội bộ. Cũng chính từ đó, kiểm toán nội bộ ra đời như một tất yếu khách quan và cần thiết để giúp cho các nhà quản trị có đầy đủ thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, về các báo cáo tài chính được lập để làm cơ sở cho việc quản trị doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán nội bộ vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ nhưng nó đã khẳng định được vị thế của mình trong thời gian qua và đang là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng trong giai đoạn mới.
    Qua quá trình nghiên cứu tại các tổng công ty xây dựng có quy mô lớn, phạm vi rộng, có sự phân cấp trong hệ thống quản lý, tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các tổng công ty xây dựng đó chưa thực sự đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này được lý giải là do thiếu một hệ thống thông tin phục vụ quản lý, do việc kiểm toán nội bộ chưa được chú trọng làm cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty chưa thực sự phát huy đúng như tiềm năng. Từ thực tế công việc kiểm toán nội bộ hiện nay ở các doanh nghiệp xây dựng cho thấy việc nghiên cứu để xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng là rất cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp cũng như phục vụ cho các mục tiêu khác của đơn vị.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng về mô hình tổ chức, quản lý và quy trình kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: vấn đề tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước nói chung
    - Phạm vi nghiên cứu: tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Cơ sở lý thuyết:
    - Lý thuyết kinh tế chính trị Mác Lênin
    - Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội
    - Các văn bản pháp quy liên quan đến kế toán và kiểm toán
    Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, phương pháp xây dựng mô hình và phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề.
    5. Kết cấu luận văn
    Tên luận văn: “Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước về xây dựng”.
    Ngoài mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ
    Chương II: Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng
    Chương III: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

    Mục lục
    Mở đầu Trang
    1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 5
    2 Mục đích nghiên cứu 6
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    4 Phương pháp nghiên cứu 7
    5 Kết cấu luận văn 7

    chương I
    Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ
    1.1 Một số vấn đề chung về kiểm toán 8
    1.2.1 Khái niệm kiểm toán 8
    1.1.2 Chức năng của kiểm toán 10
    1.1.3 Đối tượng của kiểm toán 11
    1.1.4 Phân loại kiểm toán 15
    1.1.4.1 Phân loại kiểm toán theo mục đích của kiểm toán 15
    1.1.4.2 Một số cách phân loại khác 17
    1.1.5 Khái quát chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và chứng thực 18
    1.1.5.1 Hiệp hội kế toán quốc tế 18
    1.1.5.2 Cơ cấu hệ thống chuẩn mực của ban chuẩn mực chứng thực và kiểm toán quốc tế 20
    1.2 Một số khái niệm về kiểm toán nội bộ 21
    1.2.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 21
    1.2.2 Khái niệm kiểm toán nội bộ 22
    1.2.3 Mục đích, yêu cầu của kiểm toán nội bộ 23
    1.2.4 Chức năng của kiểm toán nội bộ 23
    1.2.5 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 24
    1.2.6 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ 27
    1.2.7 Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ 27
    1.2.8 Các chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ 29
    1.2.8.1 Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức 29
    1.2.8.2 Kiến thức, kỹ năng, kỷ luật 29
    1.2.8.3 Quan hệ cá nhân, trao đổi ý kiến 30
    1.2.8.4 Học tập không ngừng 30
    1.2.8.5 Thận trọng nghề nghiệp 31
    1.2.9 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ 32
    1.2.9.1 Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 32
    1.2.9.2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 34
    1.2.9.3 Tuyển chọn, huấn luyện và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ 39
    1.2.9.4 Quy trình một cuộc kiểm toán nội bộ 44
    1.2.10 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trên thế giới. 51
    1.2.11 Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ. 52
    1.2.12 Những đặc điểm của quá trình đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ 57
    1.2.13 Những đặc trưng cơ bản của quá trình kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng 59
    chương Ii
    Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng
    2.1 Thực trạng thực hiện kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay 61
    2.1.1 Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ 61
    2.1.2 Một số mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 62

    2.2 Sự cần thiết phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế 72
    2.2.1 Xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc dân 72
    2.2.2 Những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng mới 74
    2.2.3 Các văn bản, chế định liên quan đến việc tổ chức hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam 76
    2.3 Nhận xét về thực trạng thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 84
    chương IiI
    Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam
    3.1 Các tiêu chuẩn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ 88
    3.1.1 Quy mô của doanh nghiệp 88
    3.1.2 Phạm vi hoạt động hay sự phân tán về địa lý 89
    3.1.3 Mức độ phân cấp quản lý trong đơn vị 90
    3.1.4 Năng lực trình độ của nhân viên 90
    3.1.5 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 91
    3.1.6 Các tiêu chuẩn khác 91
    3.2 Các nguyên tắc về tổ chức bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 92
    3.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 92
    3.2.2 Nguyên tắc hoạt động độc lập 94
    3.2.3 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của đơn vị 95
    3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động kiểm toán nội bộ 97
    3.3 Tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 98
    3.3.1 Xây dựng mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ 98
    3.3.2 Hình thức phân cấp hoạt động và quy chế hoạt động cho bộ phận kiểm toán nội bộ 108
    3.3.3 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và mối liên hệ trong hệ thống của kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng 111
    3.3.3.1 Chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng. 111
    3.3.3.2 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong tổng công ty xây dựng 112
    3.3.3.3 Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 114
    3.3.3.4 Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 115
    3.3.3.5 Xây dựng các mối liên hệ trong hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng Việt Nam 116
    3.3.4 Nội dung, trình tự và phương pháp kiểm toán của bộ phận kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 121
    3.3.4.1 Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ 121
    3.3.4.2 Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ 124
    3.4 Một số giải pháp để phát triển kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 130
    3.4.1 Về phía Nhà nước 131
    3.4.2 Về phía các doanh nghiệp 136
    3.4.3 Về phía các doanh nghiệp xây dựng 139
    Kết luận 143
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...