Luận Văn Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Qua gần 15 năm hoạt động, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cơ cấu bộ máy nhà nước, khẳng định được sự cần thiết và tính tất yếu khách quan của kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý kinh tế - tài chính nhà nước, đặc biệt là Ngân sách nhà nước (NSNN). Những kết quả kiểm toán trung thực, khách quan của KTNN báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng khác không chỉ cho phép đánh giá thực trạng NSNN mà còn cung cấp thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách, các giải pháp quản lý, khắc phục những yếu kém trong quản lý thu-chi NSNN, đưa công tác quản lý NSNN lên trình độ cao hơn và tăng cường hơn hiệu quả sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực tài chính-ngân sách, NSNN là khâu quan trọng nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho tất cả các lĩnh vực hoạt động. NSNN là đối tượng kiểm toán thường xuyên và chủ yếu của KTNN. Vì vậy chất lượng tổ chức kiểm toán NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của KTNN.

    Trong những năm qua, chất lượng tổ chức kiểm toán NSNN đã dần được nâng cao trên cơ sở nguồn lực hiện có của KTNN. Tổ chức bộ máy của KTNN đã hoàn thiện hơn, nhất là từ khi thực hiện Luật KTNN vào năm 2006, đảm bảo tính độc lập cao nhất trong hoạt động KTNN với tư cách là ngoại kiểm đối với việc quản lý và điều hành NSNN của Chính phủ. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động thực tiễn hoạt động kiểm toán, trong đó có hoạt động kiểm toán NSNN, Luật KTNN đã có những quy định rất cụ thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của KTNN, đặc biệt là yêu cầu đối với tổ chức kiểm toán NSNN. Bên cạnh đó, công tác quản lý NSNN cũng có những thay đổi. Nhằm đáp ứng những yêu cầu này, tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN Việt Nam thực hiện phải đổi mới toàn diện, góp phần tăng cường vai trò của KTNN trong việc hỗ trợ Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) nâng cao năng lực giám sát NSNN. Chính vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN Việt Nam thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp thiết.




    Trang

    Trang phụ bìa

    Lời cam đoan iii

    Lời cảm ơn iv
    Mục lục v
    Danh mục các từ viết tắt vi
    Danh mục sơ đồ, hình vẽ vii

    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC

    KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    1.1. Ngân sách nhà nước với tổ chức kiểm toán ngân sách nhà 8

    nước

    1.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước 8

    1.1.2. Tổ chức quản lý ngân sách nhà nước 13

    1.1.3. Quy trình ngân sách nhà nước 15

    1.1.4. Kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước và các nguyên tắc quản lý 18

    ngân sách nhà nước

    1.1.5. Chức năng kiểm toán ngân sách nhà nước gắn với việc sử dụng 21

    các loại hình kiểm toán trong kiểm toán ngân sách nhà nước

    1.2. Tổ chức công tác và bộ máy kiểm toán ngân sách nhà nước 34

    1.2.1. Bản chất tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước 34

    1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán ngân sách nhà nước 38

    1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách nhà nước 54

    1.3. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước tại một 66

    số nước trên thế giới



    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ 77

    NƯỚC DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN
    2.1. Đặc điểm chung của Ngân sách nhà nước Việt Nam ảnh hưởng 77

    tới tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước

    2.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước Việt 80

    Nam trong kiểm toán Ngân sách nhà nước

    2.3. Tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà 82

    nước Việt Nam

    2.3.1. Khái quát kết quả kiểm toán Ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà 82

    nước Việt Nam thực hiện

    2.3.2. Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán Ngân sách nhà nước Việt 89

    Nam

    2.3.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán Ngân sách nhà nước 116


    2.3.4. Nguyên nhân của những yếu điểm trong tổ chức kiểm toán Ngân

    sách nhà nước

    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO KIỂM TOÁN
    NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN 125

    3.1. Định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước 131


    3.1.1. Một số quan điểm đổi mới tổ chức quản lý Ngân sách nhà nước

    Việt Nam liên quan đến tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước

    3.1.2. Định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước 136


    3.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách nhà
    nước
    3.2.1. Nâng cao nhận thức thức về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán Ngân sách nhà nước 141
    3.2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để đảm bảo tính thống nhất và tính độc
    lập thực sự của hoạt động kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.3. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kiểm toán Ngân sách nhà nước theo mô hình tập trung thống nhất và tăng cường năng lực kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.4. Hoàn thiện tổ chức đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.5. Hoàn thiện việc áp dụng các loại hình kiểm toán trong kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.6. Hoàn thiện quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước 162
    3.2.7. Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Ngân sách nhà nước cả bên trong và bên ngoài Kiểm toán nhà nước
    3.2.8. Tăng cường phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các chủ thể liên quan đến kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.9. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin về đối tượng, hồ sơ và kết quả kiểm toán Ngân sách nhà nước
    3.2.10. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước
     
Đang tải...