Thạc Sĩ Tổ chức không gian vui chơi – học tập cho trẻ em trong trường mầm non theo hướng phát triển toàn diệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ kiến trúc
    Đề tài: Tổ chức không gian vui chơi – học tập cho trẻ em trong trường mầm non theo hướng phát triển toàn diện của trẻ

    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là dân tộc có một truyền thống lịch sử hào hùng đáng được trân
    trọng và tự hào. Trong xuốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước
    dân tộc Việt Nam đã phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, nhưng chúng ta
    vẫn hiên ngang phát triển từng bước sánh vai cùng bạn bè năm châu một phần
    do chúng ta rất chú trong đến yếu tố con người. Tiếp bước cha ông, Đảng và
    chính phủ trong giai đoạn phát triển hội nhập hiện nay cũng đã và đang rất chú
    trọng đến công tác giáo dục phát triển toàn diện cho con người Việt Nam. Trong
    đó, lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc
    đời của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộc đời”. Nhiều công
    trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội và
    những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm
    đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai
    đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát
    triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy trong giai đoạn mầm non nên đặc biệt chú
    tâm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
    yếu tố đầu tiên của nhân cách, hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ trong
    giai đoạn này. Giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ bằng hệ thống trường mầm
    non là phần quan trọng nằm trong chiến lược phát triển giáo dục nói riêng và xã
    hội nói chung của Đảng và Chính phủ. Nói cách khác hệ thống trường mầm non
    đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng xã hội, đây là loại công trình cần
    có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho mọi người dân muốn con em mình
    được hưởng một môi trường giáo dục tốt nhất ngay khi còn nhỏ. Trong hệ thống
    trường mầm non thì vai trò “không gian vui chơi – học tập” là một bộ phận
    quan trọng, đây là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi của các em trong phần lớn
    thời gian ở trường. Các trò chơi giúp các em phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo,
    tạo mối giao tiếp với bạn bè và thầy cô. Không gian vui chơi trong trường mầm
    non cũng chính là nơi giúp các em rèn luyện thể chất, giúp các em hòa đồng với
    thiên nhiên, cảm nhận môi trường, ánh sáng, âm thanh, sự vận động
    Chính vì vậy, “Tổ chức không gian vui chơi – học tập cho trẻ em trong
    trường mầm non theo hướng phát triển toàn diện của trẻ” là công việc quan
    trọng và cần thiết. Hà nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước,
    đây cũng là nơi em sinh ra và lớn lên vì thế em quyết định chọn Hà Nội là địa
    điểm để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm và tổng hợp, các điểm đã làm tốt và chưa tốt trong việc tổ chức
    không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non.
    - Góp phần đưa ra giải pháp để bổ xung, sửa đổi tiêu chuẩn thiết kế
    trường mầm non, không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non.
    - Là tài liệu phục vụ cho việc bố trí, tổ chức không gian vui chơi – học tập
    trong trường mầm non, phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em, đáp
    ứng xu hướng phát triển của xã hội.
    - Là tài liệu tham khảo cho việc tổ chức quản lý giáo dục trẻ em trong các
    trường mầm non.
    3. Đ ối tượng nghiên cứu
    - Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non.
    4. Giới hạn nghiên cứu
    - Không gian vui chơi – học tập trong các trường mầm non, tại nội thành
    Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình tổ chức không gian vui
    chơi – học tập trong trường mầm non.
    - Thu thập thông tin, số liệu thống kê từ các triến lược phát triển giáo dục
    nói chung và trường mầm non nói riêng. Từ đó đánh giá xu hướng tổ chức
    không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non.
    - Lấy ý kiến chuyên gia của BGD&ĐT, Viện nghiên cứu kiến trúc, Công
    ty thiết kế trường học.
    - Dựa trên đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được phân tích đề ra
    hướng tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non.
    - Tổng hợp và đưa ra những giải pháp tổ chức không gian vui chơi – học
    tập trong trường mầm non.
    6. C ấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm 4 phần và nội dung gồm 3 chương.
    Mở đầu.
    Nội dung nghiên cứu.
    Chương 1. Tình hình phát triển giáo dục mầm non và tổ chức không gian vui
    chơi – học tập trong các trường mầm non ở Việt Nam và Hà nội.
    Chương2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian vui chơi – học tập trong
    trường mầm non ở nội thành Hà Nội.
    Chương 3. Một số giải pháp tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường
    mầm non ở nội thành Hà Nội.
    Kết luận – kiến nghị.
    Tài liệu tham khảo.

    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÀ TỔ
    CHỨC KHÔNG GIAN VUI CHƠI – HỌC TẬP TRONG CÁC TRƯỜNG
    MẦM NON Ở VIỆT NAM VÀ HÀ NỘI
    1.1. Tình hình phát triển giáo dục mầm non tại Việt Nam
    Trong quá trình đổi mới và phát triển, hoàn thiện hệ thống giáo dục luôn
    là vấn đề cốt lõi. Nó phản ánh những tư tưởng, mục tiêu và nội dung của các
    cuộc cải cách giáo dục theo từng bước phát triển, những thay đổi sâu sắc về cơ
    cấu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Bước vào thời kỳ
    Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để đáp ứng được các nhu cầu mới và ngày càng
    cao của sự nghiệp nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
    tài, hệ thống giáo dục nước ta nói chung cần được tiếp tục hoàn thiện và phát
    triển. Đồng thời chịu sự tác động và chi phối của các xu hướng phát triển chung
    của thế giới thông qua quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế đặc biệt trong giai
    đoạn hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ, tác
    động lên nhiều mặt của cuộc sống.
    Hiện nay, trong giáo dục thì nước ta có hệ thống giáo dục quốc dân với
    cấu trúc tương đối hoàn chỉnh từ cấp mầm non đến đại học, với một mạng lưới
    trường lớp rộng khắp và các loại hình đa dạng tương đối thuận lợi cho người
    học. Các mục tiêu, nội dung chương trình đã được thiết kế cho từng cấp bậc học,
    từng môn học, từng ngành nghề đào tạo và được thay đổi phù hợp với yêu cầu
    của đất nước trong từng giai đoạn. Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ dạy học
    chính thức ở mọi bậc học được phát triển, hiện đại hóa và là công cụ sắc bén để
    phát triển giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hệ thống trường học
    của Hà Nội đang được phát triển mạnh mẽ song các tổ chức không gian trường
    mầm non nói chung và tổ chức không gian vui chơi – học tập nói riêng cần phải
    được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Xã hội càng phát triển thì
    chúng ta lại càng phải chú ý đến đầu tư phát triển con người nhiều hơn và sớm
    hơn. Tạo ra sức hút cho học sinh tới trường là động lực thúc đẩy sự phát triển
    cho hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, việc cải tạo giáo dục, phương pháp giảng
    dạy, cơ sở vật chất phải được tiến hành một cách đồng bộ và nghiêm túc ngay ở
    cấp cơ sở.
    Tình hình phát triển giáo dục mầm non qua các thời kỳ:
    a. Giai đoạn 1975 – 1986:
    Đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây
    dựng đất nước, phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng sự
    nghiệp giáo dục mầm non thống nhất trên toàn quốc theo tinh thần cải cách
    giáo dục “Tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng cho con người mới Việt Nam”.
    Thời kỳ này, nhà trẻ thực sự là nơi “nuôi dạy trẻ có khoa học” chứ không
    phải là nơi “trông trẻ đơn thuần”. Nhà trẻ đã giải quyết đồng bộ việc chăm
    sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diệt của trẻ
    sau này. Cùng với việc cải cách chương trình dạy học phổ thông, năm 1978
    chương trình giáo dục giảng dạy ở cấp mầm non cũng đã đượcc cải tiến đổi
    mới theo hướng khoa học và hiện đại. trường mầm non là loại hình phổ biến
    trong giai đoạn này và đã được đầu tư xây dựng khá khang trang và quy mô.
    Năm 1981 1985 cả nước có 5845 trường; 52.089 lớp; 60.522 cô giáo (2816 là
    người dân tộc); 1.570.994 cháu (73.696 là người dân tộc) đạt tỷ lệ 32,75% số
    trẻ 3 tuổi (ở miền bắc là 43,1%, ở miền nam là 22,24%). Số trẻ đến trường




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ GD&ĐT, Tổng cục Dạy nghề (2008), Tài liệu của Vụ Kế hoạch- Tài
    chính.
    2. Sở xây dựng (2001), Báo cáo của Viện Quy hoạch – Hà Nội.
    3. Ths.Phan Thị Dung (2001), Điều tra xã hội học. Tạp trí giáo dục số 15
    tháng 10 năm 2001.
    4. Phạm Thúy Hiền (2000), Dự án điều tra nghiên cứu thực trạng môi trường
    kiến trúc trong hệ thống mô hình trường mầm non với sự nghiệp phát triển
    giáo dục. Viện nghiên cứu kiến trúc – BXD.
    5. Bộ xây dựng (2008), “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY
    HOẠCH XÂY DỰNG”. Quyết định số 04/2008/QD-BXD.
    6. KTS. Lê Phong Lan (2002), Nghiên cứu và tổ chức không gian kiến trúc
    sân vườn trong hệ thống trường mầm non tại Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kiến
    trúc, ĐHXD, Hà Nội.
    7. Phạm Thị Bạch Ngọc (1999), Ecgonomi.
    8. KTS Nguyễn Tiến Thuận (1999), Hiệu quả của các hình thức nghệ thuật
    trong kiến trúc. Luận án tiến sỹ khoa học kỹ thuật.
    9. Nhà xuất bản Phụ nữ (2001), Phương pháp nuôi dạy con từ 4 – 6 tuổi.
    10. TS. KTS. Vũ Duy Cừ (2003),Tổ chức chức không gian kiến trúc các loại
    nhà công cộng. Nhà xuất bản xây dựng.
    11. TS. KTS. Tạ Trường Xuân (2002), Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc
    công cộng. Nhà xuất bản xây dựng.
    12. KTS. Tạ Trường Xuân (1999), Nguyên lý thiết kế kiến trúc. Giáo trình
    trường đại học kiến trúc Hà Nội. Nhà xuất bản xây dựng.
    13. KTS. Đinh Mỹ Linh (2003), Tổ chức không gian vui chơi giải trí cho trẻ
    em trong các khu ở thấp tầng của Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kiến trúc, ĐHXD,
    Hà Nội.
    14. TS. KTS. Phạm Hùng Cường (2006), Phân tích và cảm nhận không gian
    đô thị. Trường đại học Xây Dựng, Khoa kiến trúc và quy hoạch, Bộ môn quy
    hoạch. Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    15. PGS. TSKH. KTS. Nguyễn Mạnh Thu (2002), Lý thuyết kiến trúc. Nhà
    xuất bản xây dựng.
    16. KTS. Đặng Thái Hoàng (2006), Sáng tác kiến trúc. Nhà xuất bản xây dựng.
    17. KTS. Đàm Thu Trang (1999), Tổ chức cây xanh cho các khu ở của Hà Nội
    giai đoạn công nghiệp hóa đất nước 2000-2020. Luận văn thạc sỹ kiến trúc,
    ĐHXD, Hà Nội.
    18. Mai Văn Muôn (1991), Trò chơi trẻ em. Nhà xuất bản thể dục thể thao.
    19. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (2002), Trường mầm non. Tiêu chuẩn thiết
    kế, TCXDVN 260: 2002.
    20. Tiêu chuẩn Việt Nam (1992), Đồ chơi trẻ em trước tuổi đi học – Yêu cầu
    an toàn.
    21. Bùi Thụ, Lê Gia Khải (1983), Nhân trắc Ecgonomi. Nhà xuất bản Y học.
    22. Bộ giáo dục & đào tạo (2005), Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp
    mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi
    không đủ điều kiện thành lập trường mầm non. Quyết định Số: 31/2005/QĐ-BGD&ĐT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...