Luận Văn Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản xuất kinh doanh

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo kế hoạch, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước chịu nên ta quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh không chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi chuyển sang cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị .) đòi hỏi doanh nghiệp phải lấy thu bù chi hay phải tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như thế nào để đạt được lãi suất cao. Tức là các doanh nghiệp phải giám sát từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình tái sản xuất tự tìm nguồn thu mua vật liệu đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo việc bảo toàn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống cho (người lao động) và doanh nghiệp có lợi nhuận để tích luỹ, mở rộng sản xuất.

    Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một biện pháp quan trọng trong các biện pháp quản lý kinh tế đó là hạch toán kế toán. Đối với nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với các tổ chức doanh nghiệp kế toán là công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

    Nhờ có kế toán cung cấp các tài liệu kịp thời đầy đủ chính xác và có hệ thống đã giúp lãnh đạo đơn vị nắm chắc được tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình kế toán cần phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý đúng đắn. Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn nhằm phát huy đầy đủ chức năng của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính. Bởi chỉ một thiếu sót nhỏ, một tồn tại nhỏ trong việc tổ chức công tác kế toán đều dẫn đến những trì trệ trong công tác kế toán và không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do đó tổ chức công tác kế toán là điều kiện không thể thiếu trong chức năng giám đốc tài sản vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.

    Nếu hạch toán nói chung là công cụ quản lý kinh tế thì kế toán vật liệu là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý vật liệu. Bởi vì: vật liệu là yếu tố chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới, chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Như vậy việc tổ chức công tác quản lý và hạch toán tốt về chi phí vật liệu không những đảm bảo cho việc tính toán giá thành đúng mà còn là một biện pháp không thể thiếu được để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

    Sau một thời gian thực tập tại Công ty cầu 3 Thăng Long, nhận thấy được tầm quan trọng của vật liệu và những vấn đề chưa được hoàn thiện trong công tác kế toán vật liệu, được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú phòng tài vụ của công ty, và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Đỗ Mạnh Hàn, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: "Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản xuất kinh doanh".

    Nội dung của chuyên đề, ngoài phần mở đầu được trình bầy với kết cấu gồm 3 phần chính:

    - Phần thứ nhất: Lý luận chung về kế toán vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

    - Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty cầu 3 Thăng Long.

    - Phần thứ ba: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu & công cụ dụng cụ tại công ty cầu 3 Thăng Long.

    Do có sự hạn chế về trình độ và thời gian nên bản chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các thầy cô giáo và các cán bộ công ty để bản chuyên đề của em thêm phong phú và thiết thực đối với thực tế.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN THỨ NHẤT 3

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

    I. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

    1. Vị trí, vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất 3

    2. Yêu cầu của việc quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh 4

    3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất 5

    II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ 7

    1. Phân loại vật liệu - công cụ dụng cụ 7

    2. Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ 9

    III. KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ 12

    1. Chứng từ sử dụng 12

    2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu – công cụ dụng cụ 13

    3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu – công cụ dụng cụ 14

    IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ 20

    1. Kế toán tổng hợp VL - CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 21

    2. Kế toán tổng hợp VL-CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 34

    PHẦN THỨ II 37

    PHẦN THỨ II 38

    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 38

    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 38

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 38

    2. Đặc điểm hoạt động sản xuất tại Công ty Cầu 3 Thăng Long 40

    3. Quy trình công nghệ sản xuất 41

    4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty Cầu 3 Thăng Long 41

    5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 44

    II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU CCDC Ở CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 46

    1. Đặc điểm VL-CCDC ở Công ty 46

    2. Phân loại VL-CCDC 47

    3. Đánh giá VL-CCDC 49

    4. Kế toán chi tiết VL - CCDC ở công ty Cầu 3 Thăng Long 50

    5. Kế toán tổng hợp nhập, xuất VL - CCDC tại công ty 61

    6. Kế toán thuế GTGT được áp dụng tại công ty Cầu 3 Thăng Long. 71

    PHẦN THỨ III 75

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ NHẬN XÉT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 75

    I. NHỮNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VL-CCDC Ở CÔNG TY 75

    1. Nhận xét đánh giá chung 75

    2. Nhận xét đánh giá cụ thể về công tác kế toán VL-CCDC tại Công ty Cầu 3 Thăng Long 75

    II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VL-CCDC TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 78

    1. Cải tiến về việc quản lý VL-CCDC 79

    2. Cải tiến việc hạch toán chi tiết VL-CCDC 80

    3. Cải tiến sổ sách chứng từ kế toán 81

    4. Cải tiến việc lập báo cáo vật tư cuối kỳ 82

    KÊT LUẬN 85

    MỤC LỤC 86

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...