Luận Văn Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay[TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang phụ bìaLời cam đoanMục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các sơ đồDanh mục các đồ thị
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG DOANH NGHIỆP
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Ý nghĩa của việc quản trị các yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]1.1.1. Các quan điểm về yếu tố đầu vào của doanh nghiệp[/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.1.2. Ý nghĩa của việc quản trị các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Nhiệm vụ của kế toán trong việc phục vụ quản trị ác yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.
    [/TD]
    [TD]Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.3.1. Sự xuất hiện của kế toán quản trị
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.3.2. Bản chất của kế toán quản trị
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.3.3. Các quan điểm về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.3.4. Nội dung tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Quá trình phát triển và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD]Thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]38
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]2.3.1. Kế toán nguyên liệu vật liệu
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    [/TD]
    [TD]52
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]2.3.3. Kế toán tài sản cố định
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
    CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.1.1. Các nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.1.2. Các yêu cầu cơ bản tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Nội dung tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp nhà nước để thực hiện công tác kế toán quản trị các yếu tố đầu vào
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.2.2. Thiết lập hệ thống chỉ tiêu quản trị các yếu tố đầu vào và lập dự toán các yếu tố đầu vào
    [/TD]
    [TD]76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.2.3. Tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin về các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.2.4. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin về các yếu tố đầu vào
    [/TD]
    [TD]81
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.2.5. Tổ chức cung cấp thông tin về các yếu tố đầu vào
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.
    [/TD]
    [TD]Một số biện pháp thực hiện kế toán quản trị nguyên liệu vật liệu
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.3.1. Áp dụng phương pháp ABC
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3.3.2. Áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (Ecnomic Order Quantity - EOQ)
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]93
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Doanh nghiệp (DN) là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở chỗ: DNNN chi phối các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
    Trước những thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để kinh tế nhà nước nói chung, DNNN nói riêng thực sự giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của DNNN. Giải pháp cơ bản để thực hiện được mục tiêu này là tăng cường chất lượng công tác quản trị kinh doanh trong các DNNN.
    Kế toán, với vị trí là công cụ không thể thiếu phục vụ cho quản lý kinh tế tài chính cần phải được các DNNN sử dụng một cách hợp lý, đúng đắn nhằm phát huy tối đa vai trò của nó trong hệ thống quản lý kinh tế. Ở nước ta, hệ thống kế toán hiện hành đã có những thay đổi cơ bản so với hệ thống kế toán trước đây, đã tiếp cận những thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và bao gồm một số nội dung của kế toán quản trị (KTQT). Tuy nhiên, những thay đổi bước đầu đó mới chỉ thỏa mãn phần lớn nhu cầu thông tin theo quy định của Bộ Tài chính, nhằm chủ yếu đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế tài chính của DN. Công tác KTQT phục vụ cho mục đích quản trị DN vẫn còn là một vấn đề chưa được xem xét, nhìn nhận đúng với vị trí và vai trò vốn có của nó.
    KTQT là công cụ quản lý vi mô không thể thiếu phục vụ cho quản trị DN mới chỉ được đề cập tới trong các tài liệu nghiên cứu và bước đầu xuất hiện một cách sơ lược trong Luật Kế toán, chưa được những người hành nghề kế toán thực hiện một cách đầy đủ, các nhà quản trị DN quan tâm sử dụng, thậm chí còn bỡ ngỡ cả trong nhận thức về vai trò, chức năng và cách thức tổ chức thực hiện.
    Đề tài "Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay" được chọn nghiên cứu với mong muốn góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận về KTQT các yếu tố đầu vào, đưa ra một số biện pháp để tổ chức thực hiện KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh (KD) thì việc quản trị đúng đắn, hợp lý các yếu tố đầu vào của DN có vai trò vô cùng quan trọng. Để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc quản trị các yếu tố đầu vào, nhà quản trị DN cần phải có nhiều thông tin: thông tin thực hiện, thông tin dự báo . KTQT với đặc điểm riêng của mình đã đáp ứng những yêu cầu về thông tin của quản trị trong từng DN.
    Với vai trò quan trọng như vậy, KTQT các yếu tố đầu vào đã và đang là vấn đề được giới chuyên môn quan tâm. Các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường đào tạo chuyên ngành đang còn nhiều quan điểm khác nhau về lý luận cũng như việc áp dụng trong các DN.
    Thực tế ở Việt Nam, kế toán trong các DN chưa nhận thức đúng đắn về KTQT nói chung và KTQT các yếu tố đầu vào nói riêng nên chưa cung cấp được các thông tin cần thiết phục vụ cho quản trị. Nhận thức đúng vai trò, chức năng, mục đích của KTQT các yếu tố đầu vào trong quản trị DN; tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào một cách khoa học, hợp lý, sẽ góp phần nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành KD và hiệu quả hoạt động của các DN.
    Xuất phát từ những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài "Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay" vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính thực tiễn.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DN.
    - Tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở một số DNNN trên địa bàn Hà Nội, đánh giá thực trạng tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN.
    - Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN.
    4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với mục đích đã xác định, luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN. Trong đó tập trung chủ yếu vào các DN sản xuất và yếu tố đầu vào được quan tâm nghiên cứu là nguyên liệu vật liệu (NLVL).
    Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp chung: Dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu các vấn đề một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể.
    - Phương pháp thực hiện: Vận dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh . Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, học hỏi các thầy cô giáo giảng dạy ở các môn học liên quan đến quản trị DN, tìm hiểu các tài liệu thực tế về công tác kế toán của một số DNNN trong lĩnh vực sản xuất (SX). Do KTQT có mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản trị ở nội bộ DN cho nên cần thiết phải tìm hiểu một số phương pháp, kỹ thuật quản trị tác nghiệp đối với các yếu tố đầu vào của DN.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
    Chương 3: Một số kiến nghị về tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
     
Đang tải...