Luận Văn Tổ chức Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cầu 7 Thăng Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức Kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại Cty Cầu 7 Thăng Long
    Lời mở đầu
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kinh tế để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
    Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn. Bên cạnh đó việc quản lý vốn đầu tư ở các đơn vị có nhu cầu xây dựng cơ bản có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để quản lý tốt tình hình và hiệu quả hoạt động xây lắp, thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác có liên quan để thực hiện việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh tế cần thiết đúng đắn.
    Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cầu 7 Thăng Long, được sự hướng dẫn của thầy giáo và sự giúp đỡ của các Cô, Chú, Anh, Chị Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cầu 7 Thăng Long, Em mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Tổ chức Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cầu 7 Thăng Long”.
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Thể hiện: Khi đối chiếu một hệ thống lý luận chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm dựa trên chế độ chuẩn mực của Nhà nước vào thực tiễn giúp ta đánh giá những tồn tại nhằm hoàn thiện công tác quản lý tại đơn vị. Đồng thời việc xem xét thực trạng công tác hạch toán của đơn vị lựa chọn trên cơ sở chế độ, quy định có sẵn sẽ phát hiện được những điểm thiếu, yếu về mặt chế độ ban hành. Từ đó góp phần xây dựng hoàn thiện lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thực sự là công cụ đắc lực của quản lý.
    Bố cục chuyên đề ngoài phần mở đầu và Kết luận bao gồm 3 phần sau:
    Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cầu 7 Thăng Long.
    Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cầu 7 Thăng Long.
    CHƯƠNG I
    CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
    VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

    1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp chi phối đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tớnh giỏ thành.
    1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp.
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt có khả năng tạo và tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng. Thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản là quá trình biến đổi đối tượng lao động trở thành sản phẩm. So với những ngành kỹ thuật khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành, cụ thể:
    Sản phẩm xây dựng là các công trình, hạng mục công trình dân dụng có đủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Sản phẩm của ngành xây dựng thường luôn gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó, có thể là mặt nước, đất liền, mặt biển, thềm lục địa. Các sản phẩm này có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài và có giá trị lớn. Bên cạnh đó sản phẩm của ngành xây lắp còn mang tính đơn chiếc và cố định vì nơi sản xuất ra sản phẩm cũng là nơi sản phẩm được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặt khác mỗi công trình được thi công, xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, tại mỗi địa điểm khác nhau thì mang những ý nghĩa khác nhau. Mặc dù sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất nhưng các điều kiện sản xuất khác như lao động vật tư, thiết bị luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công đồng thời hoạt động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời nên thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu dễ gây tình trạng hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư tài sản làm tăng thiệt hai trong tổng chi phí sản xuất.
    Sản phẩm xây lắp hoàn thành được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không rõ.
    Đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp có thể là các công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành. Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng đối tượng.
    Về cơ bản, việc hạch toán các phần hành kế toán như tài sản cố định, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí nhân công trong doanh nghiệp xây lắp cũng tương tự trong doanh nghiệp công nghệp. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý của ngành xây dựng cơ bản mà nội dụng của chi phí kinh doanh tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm có một số khác biệt, cụ thể là:
    Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị thiết bị do bên chủ đầu tư giao.
    Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió.
    Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc tính riêng của một doanh nghiệp xây dựng cơ bản, nhằm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời, đánh giá đúng tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh, cố vấn cho lãnh đạo trong việc tổ chức, quản lý cũng như đề ra đường lối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.2. Khỏi niệm chi phớ sản xuất và cỏc cỏch phõn loại chi phớ sản xuất chủ yếu.
    1.2.1. Khỏi niệm chi phớ sản xuất:
    Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều nhất thiết phải có sự kết hợp các yếu tố cơ bản đó là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạo nên các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
    Để đo lường hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu nhằm tổng hợp và xác định kết quả đầu ra phục vụ cho nhu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
    Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong thời kỳ nhất định và được biểu hiện bằng tiền. Thực chất đây là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của yếu tố sản xuất vào đối tượng được tính giá.
     
Đang tải...