Luận Văn Tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Việt An

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổ chức kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty sản xuất - XNK Việt An


    LỜI NÓI ĐẦU

    Dệt may là một trong những ngành quan trọng nhất của thương mại Quốc tế. Dệt may cũng là ngành sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn việc làm vì vậy có ý nghĩa rất lớn đối với các nước đang phát triển. Những năm gần đây, Châu Á đã trở thành khu vực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Có đến 60% sản lượng hàng dệt may được sản xuất ra từ châu Á, trong đó Asean đóng góp một tỷ lệ nhất định . Tiềm năng phát triển của ngành dệt may ở các nước Asean còn rất lớn cần được khai thác có hiệu quả hơn.

    Tại Việt Nam, Dệt may là một ngành xuất khẩu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động: kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 1.892 triệu USD với 1,6 triệu lao động. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là đến năm 2005 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 4-5 tỷ USD, thu hút khoảng từ 2,5 đến 3 triệu lao động và năm 2010 đạt kim nghạch khoảng 8-9 tỷ USD, thu hút khoảng 4-5 triệu lao động. Tiến trình thực hiện khu vực thương mại tự do (AFTA) và việc từng bước hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những tiềm năng sẵn có sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực những thành tựu Việt Nam đạt được còn rất khiêm tốn (Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2000 của: Trung Quốc: 50 tỷ USD, Thailand: 6,5 tỷ USD, Indonesia 8 tỷ USD), hơn nữa sự cạnh tranh của các nước trong và ngoài khu vực ngày càng trở gay gắt, nhất là Trung Quốc nên Dệt may Việt Nam chỉ còn một lựa chọn là không ngừng đổi mới, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế bằng cách nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động và hạ thấp giá thành sản phẩm.

    Kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết vận dụng các công cụ quản lý một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và có hiệu quả, trong đó kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng, cần được quan tâm và xác định đúng vị trí trong hoạt động của doanh nghiệp . Những năm bao cấp, việc hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp của chúng ta trên thực tế chỉ đóng vai trò hình thức, vai trò báo cáo đối phó. Các doanh nghiệp đã quên các chức năng mà nhu cầu nền kinh tế đòi hỏi ở kế toán và nay là lúc kế toán cần tìm lại chỗ đứng mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi chỉ có thể đưa ra các ra các chính sách, các chiến lược phát triển hiệu quả khi nắm bắt được đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp , chỉ có thể quản lý tốt vật tư, tiền vốn khi công cụ kế toán thực hiện được chức năng giám đốc đồng tiền .

    Công ty SX-XNK Việt An - thành viên của Tổng công ty Hồ Tây - Ban tài chính quản trị Trung ương Đảng, là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc, mặc dù tuổi đời còn non trẻ nhưng những năm qua Công ty vẫn đứng vững và khẳng định mình trong những biến động của cơ chế thị trường. Để có được những thành tích là cả một quá trình tìm tòi và vận dụng có hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý trong sản xuất kinh doanh, trong đó công tác kế toán là một công cụ quản lý luôn được Công ty đặt lên vị trí hàng đầu.

    Xuất phát từ những nhận thức nêu trên , nên tôi chọn đề tài:
    “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Việt An “ cho chuyên đề kế toán trưởng của mình.

    Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm ba phần cơ bản sau:
    Phần 1: Giới thiệu về Công ty SX- XNK VIỆT AN
    Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SX-XNK VIỆT AN.
    Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SX-XNK
    VIỆT AN.
     
Đang tải...